Lưu trữ thẻ cho: công nghệ

Tác động của công nghiệp cơ khí đối với ngành đường sắt Việt Nam

Công nghiệp cơ khí đang dần dần trở thành ngành hàng đầu tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đường sắt. Cùng chúng tôi tìm hiểu về sự tác động của nó.

Hệ thống đường sắt cần thiết như thế nào

Nhiều năm đổ lại đây, ngành giao thông vận tải tại Việt Nam đang được đánh giá là một trong những ngành có tiềm lực mạnh mẽ trong việc gia tăng kinh tế của nhà nước. Chính vì thế mà có rất nhiều các phương án được thông qua qua các ban ngành để chung tay phát triển công ngành này.

Công nghiệp cơ khí được coi là ngành đi đầu tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Nó được coi là tiền đề cho rất nhiều ngành nghề khác cùng phát triển theo như xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất ô tô,… Nhất là đối với ngành đường sắt Việt Nam. Vậy thì trong tương lai, nhờ có ngành công nghiệp cơ khí, hệ thống giao thông đường ray của Việt Nam sẽ phát triển như thế nào.

Sự tác động của công nghiệp cơ khí đối với ngành đường sắt Việt Nam

Tầm quan trọng của hệ thống đường sắt Việt Nam

Đặc biệt nhất chính là ngành đường sắt, đây được coi là “đầu tàu” của ngành vận tải tại Việt Nam. Một minh chứng rõ ràng nhất đó chính là mọi công việc vận chuyển hàng hóa quan trọng từ Bắc vào Nam đa phần đều thông qua một đường chính là đường tàu hỏa. Dựa vào đó, có thể thấy rằng, đường sắt có tiềm năng kinh tế mạnh mẽ và rất cần được phát huy hết mức.

Xu hướng đổi mới đối với ngành đường sắt Việt Nam bằng công nghiệp cơ khí

Để có thể đẩy mạnh quá trình phát triển con đường tiềm năng này của đất nước Việt Nam, chúng ta không thể thiếu đi được sự hỗ trợ từ các ngành công nghiệp. Ví dụ điển hình cho việc này đó chính là quá trình chế tác và lắp đặt các linh kiện máy móc, đường sắt dành riêng cho đường tàu hỏa.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghiệp cơ khí vào việc lắp đặt hệ thống đường sắt cũng có thể giúp đảm bảo chất lượng cũng như an toàn dành cho người sử dụng. Chính vì thế, việc đẩy mạnh và nâng cao tầm nhìn chiến lược dành riêng cho ngành này là một điều hết sức quan trọng.

Tầm nhìn chiến lược dành cho ngành đường sắt

Theo như các thống kê của ngành giao thông vận tải Việt Nam, đất nước ta đưa ra tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có thể lắp đặt và xây dựng thêm hàng nghìn Ki-lô-mét đường tàu hỏa. Đây chính là điểm mấu chốt thể hiện rõ việc nắm bắt cũng như tư duy đổi mới phát triển của bộ máy nhà nước.

Đi tìm cơ hội để phát triển

Nhìn lại một chút về tình hình phát triển đường sắt ở đất nước ta, có thể thấy rõ một điều rằng chúng ta vẫn gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình thi công. Nhất là các tuyến vận hàng tàu cao tốc Metro lưu thông trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dự án được dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020 nhưng cho đến nay mới có thể lắp đặt xong được 95%.

Sự tác động của công nghiệp cơ khí đối với ngành đường sắt Việt Nam

Phát triển đường sắt đang dần trở thành xu hướng

Vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải đó chính là vấn đề nhân công và lực lượng lao động. Người công nhân thi công tại Việt Nam đa phần đều là những người có ít cơ hội tiếp xúc với các loại máy móc đặc thù của cơ khí. Từ đó, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng cũng như chế tác và lắp đặt các hệ thống đường sắt công nghệ cao.

Đề xuất hướng giải quyết

Đối với các ngành nghiệp đặc thù như đường sắt, để có thể giải quyết các vấn đề là một điều không hề đơn giản và phải thông qua rất nhiều ban ngành. Tuy nhiên, một số chính sách mà chúng ta có thể lưu ý đó chính là:

Lựa chọn đúng nhà thầu: Đối với các ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng như đường sắt thì việc lựa chọn đúng nhà thầu sẽ là bước khởi đầu vững chắc. Nhờ đó mà các chủ doanh nghiệp làm việc sẽ có thể an tâm hơn rất nhiều.

Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài: Với việc phát triển một hệ thống tiềm lực như hệ thống đường sắt thì việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài là việc hết sức thiết thực vào lúc này. Trong bối cảnh khó khăn chung toàn thế giới thì việc nhờ sự trợ giúp từ các nước láng giềng vẫn là một lựa chọn tối ưu.

Chuẩn bị máy móc công nghiệp cơ khí chất lượng

Như đã nói ở trên, công nghiệp cơ khí là một trong những ngành rất đặc thù và có mối liên hệ mật thiết đối với đường sắt nói riêng và giao thông vận tải nói chung. Chính vì thế, việc đầu tiên cần tiên phong khi xây dựng chuỗi đường sắt sẽ là việc chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc công nghiệp tối tân, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về trang thiết bị tại khu vực thi công.

Phát triển công nghiệp cơ khí, mở ra tương lai mới

Có thể thấy rằng những gì mà công nghiệp cơ khí có thể mang lại cho đất nước là rất lớn. Đặc biệt là đối với ngành giao thông thì ta có thể thấy rõ nó quan trọng thế nào. Ngành cơ khí là ngành tiếp xúc và sử dụng nhiều loại hình vật liệu khác nhau để đúc kết thành các khối thiết kế có tác dụng để lắp đặt, xây dựng, thi công…. Chính vì thế, việc tìm tòi, khám phá và phát triển công nghiệp cơ khí sẽ có thể mở ra nhiều cơ hội và hướng phát triển đối với đất nước trong tương lai.

Sự tác động của công nghiệp cơ khí đối với ngành đường sắt Việt Nam

Giải quyết vấn đề lao động đường sắt

Lời kết

Trên đây là toàn bộ bài viết nói về tầm quan trọng của ngành công nghiệp cơ khí đối với đất nước nói chung và hệ thống giao thông vận tải nói riêng. Có thể thấy rằng, cơ khí là ngành không thể thiếu và gắn liền với hầu hết các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả sẽ có thêm thông tin tham khảo dành cho mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Đầu tư hệ thống tự động hóa đồng bộ giúp doanh nghiệp tối ưu quản trị, đảm bảo an toàn cho người lao động, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững.

Theo đại diện An Phát, tự động hóa ngày một hiệu quả trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp.

  • Các lĩnh vực tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệthiết bị tự động tiêu biểu bao gồm: cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy… Trong nhiều nhà máy hiện nay, các hệ thống sản xuất dây truyền, robot, tự điều khiển đang dần thay thế một phần hoặc hoàn toàn các công việc do con người đảm nhiệm.
  • Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp kết nối, điều khiển các loại máy móc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều. Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máy móc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống.
  • Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất. Thêm vào đó, khi vận hành, các hệ thống tự động hóa đều đã được đồng bộ, thiết lập các thông số cần thiết cho quy trình, chất lượng sản xuất, vì vậy giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đồng đều, hạn chế lỗi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hay rút ngắn thời gian kiểm định.

Với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống phân tích thông minh, việc ứng dụng tự động hóa còn hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng có một cái nhìn trực quan, tổng thể về mọi hoạt động diễn ra, từ đó đưa ra định hướng đúng đắn.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống tự động hóa. Ảnh: An Phát

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất giúp đảm bảo an toàn cho người lao động trong một số công đoạn khó, nguy hiểm, độc hại. Chiến lược này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Tự động hóa hiện đang là một xu thế bao trùm và tác động trực tiếp lên hầu hết các ngành nghề trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tự động hóa có khả năng thay thế, thậm chí thực hiện những công việc mà con người không thể làm được trước đây. Nếu ứng dụng hiệu quả tự động hóa, các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong việc tăng năng suất, giảm chi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm thì tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Cùng với đó, sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ khác với tự động hóa quy trình bằng robot sẽ có khả năng định hình lại môi trường kinh doanh.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Cánh tay Robot – ứng dụng tự động hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ảnh: An Phát

Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Research and MarketsZion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạm mốc 26 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh đứng vững trên thị trường đều đặc biệt đẩy nhanh tốc độ hướng tới quy trình chuyển đổi số, tự động hóa hơn bao giờ hết. Đối với thị trường các doanh nghiệp Việt Nam, tác động của dịch bệnh cũng khiến quá trình chuyển đổi số và ứng dụng triển khai các công nghệ giải pháp tự động hóa trong các ngành nghề sản xuất diễn ra nhanh, mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là tư duy linh hoạt giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động ứng phó với những yếu tố khách quan khó kiểm soát, biến động của thị trường. Tự động hóa cũng là một chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về kinh tế và nguồn lao động.

Xu hướng tự động hóa ngày càng làm thay đổi lớn đến thị trường kinh doanh và lao động trên nhiều góc độ khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của công nghệ và tự động hóa thậm chí có thể tạo nên những luồng dịch chuyển lao động hay những quan niệm về nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp sẽ dần dần thay đổi trong tương lai.

Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản xuất đang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực tế để phân tích, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự động đối với từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa phần các doanh nghiệp mới đang ở mức độ tự động hóa một phần.

Nguồn: Sưu tầm Vnexpress

 

Xem thêm các tin khác: