Lưu trữ thẻ cho: hệ thống tự động hóa

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa – Lợi hay hại

 Công nghệ thông tin và tự động hóa đang là một trong những bước tiến cực kỳ triển vọng. Sẽ ra sao nếu chúng ta kết hợp chúng vào sản xuất.

Công nghệ thông tin và tự động hóa đang dần trở thành những yếu tố không thể thay thế trong sản xuất. Các doanh nghiệp ngày nay đều đang có xu hướng chuyển giao từ thủ công sang sử dụng công nghệ hiện đại. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của việc tích hợp công nghệ vào dây chuyền sản xuất.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất là như thế nào

Với việc công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc các doanh nghiệp sản xuất sử dụng lao động thủ công thực sự là một thiếu sót rất lớn. Chính vì thế, kết hợp cả hai thứ là công nghệ thông tin cùng với tự động hóa là một phương án cực kỳ tốt và triển vọng để các công xưởng có thể cải thiện chất lượng kinh doanh của mình.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa là việc các doanh nghiệp sử dụng các hệ thống lập trình để đưa vào các loại máy móc. Từ đó, các công xưởng sản xuất sẽ có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và sức lực cho công việc của mình. Bên cạnh đó, việc làm này còn có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Máy tự động hóa trong sản xuất

Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng mát tự động hóa thông minh trong sản xuất.

Mặc dù công nghệ thông tin và tự động hóa là bước tiến nhảy vọt quan trọng trong sản xuất. Thế nhưng, bên cạnh đó, nó vẫn có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về một số lợi và hại của kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công việc sản xuất.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Như đã nói ở trên, kết hợp hệ thống máy móc tự động vào trong sản xuất là việc sử dụng các lập trình kết hợp vào máy móc giúp tăng năng suất làm việc. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian sản xuất sản phẩm. 

Cụ thể, nếu trước đây, khi sử dụng lao động phổ thông, các công xưởng sẽ phải tốn thêm các khoản phí như: bảo hiểm, dịch vụ,… Thì bây giờ, họ chỉ cần một người giám sát hoạt động của máy. Còn lại, từ quy trình làm việc đến hoạt động làm việc, máy tự động hóa sẽ đảm nhiệm thực thi.

Ưu điểm thứ hai của máy công nghiệp tự động thông minh đó chính là tiết kiệm thời gian. Thay vì việc, một công đoạn nếu sử dụng sức người để làm thì sẽ mất rất lâu mới có thể cho ra sản phẩm hoàn thiện. Thì bây giờ, nhờ có máy công nghệ mà thời gian ấy có thể rút xuống rất ngắn thôi (có thể là 1-2 tháng thay vì 5-6 tháng như trước đây).

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Ưu điểm của công nghệ thông tin trong sản xuất

Cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra

Một lợi thế rất lớn của việc kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa đó chính là cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp. Các xưởng sản xuất hoàn toàn có thể yên tâm về điều này vì máy lập trình chạy trên hệ thống đã được viết sẵn một cách tối ưu nhất, hạn chế những lỗi kỹ thuật phát sinh. Từ đó, có thể sản xuất ra những dòng sản phẩm với chất lượng được đảm bảo tuyệt đối.

Tôi giản quá trình sản xuất

Đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất dành cho các  doanh nghiệp khi kết hợp tự động hóa vào sản xuất. Nếu như trước đây, các công xưởng sản xuất trước khi làm xong sản phẩm phải đi qua rất nhiều công đoạn thì giờ đây, họ không cần phải quá lo nữa. Các loại máy tích hợp hiện đại có thể đảm nhiệm rất nhiều các công đoạn cùng một lúc thông qua hệ thống lập trình. Chính vì thế, các loại máy này có thể đảm nhận một lúc rất nhiều các công đoạn trong quy trình tạo ra sản phẩm.

>>Xem thêm<<

Một số nhược điểm của việc sử dụng máy móc công nghệ

Đi kèm với các lợi ích thì cũng có một số các nhược điểm mà các loại máy móc công nghệ không thể tránh khỏi. Cùng xem qua một số nhược điểm mà các loại máy móc công nghệ có thể gây ra.

Máy có kích thước lớn, cồng kềnh

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nặng thì nhược điểm này sẽ không quá ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ thì việc sử dụng các loại máy móc quá lớn sẽ gây ra những bất tiện không hề nhỏ. Cụ thể như, thu hẹp không gian sản xuất, vướng víu,… Chính vì thế, các doanh nghiệp tư nhân cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sử dụng máy tích hợp thông mình trong công xưởng của mình.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Tự động hóa vẫn không thể tránh khỏi nhược điểm

Chi phí sở hữu máy khá cao

Đây cũng là một điều đáng lo ngại với các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ lẻ. Các loại máy có tích hợp đầy đủ máy móc thông minh đều có giá trên thị trường khá cao. Chính vì thế, việc sử dụng máy đối với một số tư nhân mới thành lập công xưởng có vẻ sẽ khá khó khăn. Chính vì thế, mọi người nên cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán hợp lý để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Trên đây là một số ưu, nhược điểm khi sử dụng máy kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào trong sản xuất. Có thể thấy rằng, suy cho cùng, việc sử dụng các loại máy móc hiện đại vẫn giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp trong công việc sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế, nếu đủ điều kiện, các công xưởng cũng có thể nghĩ tới việc sử dụng các loại máy móc thông minh này.

Kết luận

Trên đây là bài viết về sử dụng máy kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất của các doanh nghiệp. Có thể thấy ngày nay, lợi ích của hệ thống thiết bị số thông minh đã giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều trong sản xuất và kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, các công xưởng sản xuất sẽ có thêm nội dung tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Dây chuyền sản xuất và những yếu tố vận hành cơ bản trong nhà máy

Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy công nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và có tính thống nhất cao. Đồng thời, đối với mỗi nhà máy để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cần chú trọng và đầu tư công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây Indu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách thức hoạt động yếu tố vận hành của dây chuyền sản xuất, cùng tham khảo.

Dây chuyền sản xuất là gì?

Dây chuyền sản xuất trong một nhà máy là một hệ thống bao gồm các máy móc, thiết bị tự động và bán tự động được thiết lập với nhau giúp thực hiện đồng thời nhiều công đoạn khác nhau dưới sự giám sát của con người. Một dây chuyền có quy mô lớn hay nhỏ đều được hoạt động trơn tru nhờ thiết lập các bước vận hành theo trình tự khoa học mang lại hiệu quả vượt trội, năng suất cao cho các doanh nghiệp.

Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy

Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy

Ở mỗi giai đoạn sản xuất trong một dây chuyền sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên tất cả đều sẽ hướng đến nhiệm vụ chung  trong quy trình tại nhà máy. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu sẽ được đưa vào và trải qua các công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất để đưa ra thành phẩm theo quy mô hàng loạt.

Việc ứng dụng tự động hóa vào quá trình sản xuất theo dây chuyền cùng công nghệ cao sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, các sản phẩm làm ra cũng sẽ đồng đều về chất lượng và thẩm mỹ, cũng như hạn chế tối đa hàng lỗi so với quá trình  sản xuất thủ công trước đây. 

Ngày nay,  nhiều dây chuyền của nhiều lĩnh vực đã được ra đời và luôn được đánh giá là mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại hóa.  Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư, cải tiến dây chuyền phục vụ vào hoạt động sản xuất cũng góp phần  tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất, giảm chi phí không cần thiết cho sản xuất.  

Vai trò của dây chuyền sản xuất trong ngành công nghiệp hiện đại hóa

Dây chuyền sản xuất nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp hiện đại hoá, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một sản phẩm hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với các ngành công nghiệp, việc áp dụng dây chuyền vào sản xuất có thể giảm thiểu lãng phí và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng dù là khắt khe nhất. Từ đó, đảm bảo khả năng sản xuất chất lượng, kịp thời góp phần quan trọng trong việc khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi sử dụng dây chuyền tự động trong sản xuất còn cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, với những đặc tính ưu việt mà loại hình sản xuất này đem lại sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững, đồng thời tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng và thị trường.

Những lợi tích cực mà dây chuyền sản xuất mang lại

Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể là:

Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích

Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích

  • Nâng cao hiệu quả sản xuất: Mỗi vị trí trong dây chuyền đều sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ chuyên môn từ đó loại bỏ được những thao tác dư thừa. đồng thời kiểm soát lực lượng lao động và nâng cao chất lượng nhân công. 
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Giảm thiểu sai sót trong quá trình thao tác mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ có sự hỗ trợ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các thiết bị gắn trên dây chuyền đồng thời giảm tỷ lệ phế phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí: Dây chuyền sử dụng trong công nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho tất cả các hoạt động.

Ứng dụng phổ biến của dây chuyền sản xuất trong công nghiệp hiện đại hóa

Dây chuyền sản xuất hiện nay được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực ngành nghề, không chỉ riêng sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp mà còn trong ngành dịch vụ. Bao gồm:

Dây chuyền lắp ráp xe, điện tử

Trong ngành sản xuất xe và điện tử, dây chuyền lắp ráp được xem là nền tảng cốt lõi bởi hệ thống sản xuất xe, thiết bị điện tử cần phải đáp ứng được sự tỉ mỉ tuyệt đối. Tuy nhiên, sự ra đời của dây chuyền sản xuất theo hướng tự động hóa đã giúp cấp phôi, thay khuôn, vặn ốc, đóng gói, dán nhãn, xếp hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

Dây chuyền gia công kim loại

Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú và phổ biến, bao gồm: xe hàn tự động,robot hàn tự động, bàn máy hàn CNC. Đối với mỗi loại thiết bị đều có những đặc tính và ứng dụng riêng giúp tăng độ chính xác cũng như hiệu suất của sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo sự gia công trở nên linh hoạt và an toàn hơn. 

Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú

Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú

Dây chuyền chiết rót tự động 

Dây chuyền chiết rót tự động được điều khiển dễ dàng thông qua một bảng điều khiển đã được thiết lập sẵn. Thiết bị này giúp rót một lượng dịch lỏng chính xác đã được thiết lập, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tính đồng nhất cho mọi sản phẩm.

Dây chuyền đóng gói 

Việc ứng dụng dây chuyền đóng gói trong sản xuất công nghiệp giúp làm giảm thiểu tối đa sự thiếu sót của quy trình thủ công trước đây. Một số thiết bị như máy hút chân không, máy hàn túi giúp các sản phẩm được bảo quản tốt nhất, tránh hư hại do tác động môi trường bên ngoài.

Lời kết

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như những lợi ích mà dây chuyền sản xuất mang lại. Hiện nay việc ứng dụng cơ chế tự động trong quá trình sản xuất được áp dụng một cách rộng rãi bởi những hiệu quả mà hình thức này mang lại.

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ và vai trò quan trọng trong công nghiệp hiện đại

Dây chuyền sản xuất nhỏ là nơi mà sản phẩm được tạo ra từ các thành phần cơ bản và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng. Trong dây chuyền này có sự kết hợp hoàn hảo giữa sự linh hoạt và tính hiệu quả thực hiện cao chuyển đổi giữa các sản phẩm khác nhau một cách dễ dàng. Cùng theo dõi những thông tin được Indu tổng hợp dưới đây để khám phá sâu hơn về dây chuyền sản xuất mô hình vừa và nhỏ này cũng như những lợi ích đối với nền công nghiệp.

Giới thiệu tổng quan về dây chuyền sản xuất nhỏ

Dây chuyền sản xuất nhỏ được biết đến là một hệ thống sản xuất hoạt động ở quy mô nhỏ hơn dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các dây chuyền này chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa hoặc các lĩnh vực sản xuất đặc thù. 

Tổng quan về dây chuyền sản xuất nhỏ

Tổng quan về dây chuyền sản xuất nhỏ

So với các dây chuyền công nghiệp lớn, dây chuyền sản xuất này có quy mô và sản lượng thấp hơn. Loại hình dây chuyền này được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tương đối thấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, dây chuyền nhỏ cũng có khả năng thay đổi quy trình sản xuất hoặc chuyển đổi giữa các sản phẩm khác nhau một cách dễ dàng. Từ đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng và sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Không chỉ vậy, các dây chuyền này còn có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng. Với những tính năng nổi bật, dây chuyền này cho phép sản xuất các sản phẩm có độ phức tạp và yêu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.

Đặc biệt, dây chuyền nhỏ hường yêu cầu mức đầu tư thấp hơn, giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ tiết kiệm chi phí và khởi đầu dễ dàng hơn. Có thẻ nói, loại hình dây chuyền này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp vào sự đa dạng hóa trong sản xuất.

Dây chuyền sản xuất nhỏ gồm những nhân tố nào?

Trong dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ bao gồm rất nhiều nhân tố quan trọng giúp hoạt động của dây chuyền được vận hành trôi chảy. Đó là:

Người lao động

Người lao động là một trong những nhân tố quan trọng không thể vắng mặt trong một dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ. Đây sẽ là người trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất ra sản phẩm, với kinh nghiệm làm việc của những công nhân này sẽ giúp tạo ra các sản phẩm chất lượng hơn là máy móc, thiết bị hiện đại.

Người lao động là nhân tố quan trọng trong một dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ

Người lao động là nhân tố quan trọng trong một dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ

Thiết bị máy móc

Tiếp theo sau người lao động chính là các loại thiết bị máy móc được ứng dụng các công nghệ vô cùng hiện đại. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của quá trình sản xuất công nghiệp. Trong quá trình hoạt động, người dùng nên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị máy móc sản xuất sản phẩm thường xuyên để đảm bảo chất lượng vệ sinh và khả năng hoạt động tốt nhất.

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ có những ưu, nhược điểm gì?

Dây chuyền sản xuất nhỏ sở hữu một số điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, tùy thuộc vào môi trường hoạt động và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Dưới đây là những  ưu điểm và nhược điểm của loại hình dây chuyền này mà bạn có thể tham khảo.

Ưu điểm

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ có khả năng thay đổi và có tính linh hoạt cao để đáp ứng tốt hơn khi nhu cầu thị trường có biến đổi giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn sự thay đổi trong yêu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, các dây chuyền này còn có thể được tùy chỉnh dễ dàng để sản xuất các sản phẩm có đặc điểm riêng biệt, từ đó  tạo cơ hội để sản xuất các sản phẩm độc đáo và đắt giá.

Dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ có khả năng thay đổi và có tính linh hoạt cao

Dây chuyền sản xuất mô hình nhỏ có khả năng thay đổi và có tính linh hoạt cao

Thực tế, việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ thường đòi hỏi mức đầu tư thấp hơn so với các dây chuyền công nghiệp lớn. Chính điều này đã giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có thể tiết kiệm chi phí tối đa. 

Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất này cũng chỉ cần một lực lượng lao động tương đối nhỏ. Bởi vậy, các dây chuyền này có tiềm năng tạo ra việc làm cho cộng đồng và hỗ trợ trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương.

Nhược điểm

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ bị hạn về sản lượng khiến doanh nghiệp không thể sản xuất đủ lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường lớn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả với các đối thủ lớn.

Mặt khác, các dây chuyền sản xuất này thường gặp không ít khó khăn trong việc tự động hóa quy trình sản xuất do chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao đối với doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn hơn về tài nguyên và khả năng đầu tư trong công nghệ xanh do biến đổi khí hậu.

Có thể nói, việc ứng dụng đang sở hữu khá nhiều ưu điểm về tính linh hoạt và tùy chỉnh tuy nhiên cũng tồn tại không ít khó khăn về về khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, quyết định sử dụng dây chuyền sản xuất nhỏ hay lớn thông thường sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và nguồn vốn của doanh nghiệp

Dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ có vai trò như thế nào trong công nghiệp

Việc áp dụng dây chuyền sản xuất nhỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tạo ra được một lượng lớn sản phẩm nhờ máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, các sản phẩm được sản xuất ra cũng sẽ đồng nhất về chất lượng, hạn chế tối đa các sản phẩm bị lỗi so với khi áp dụng hình thức sản xuất thủ công.

Không chỉ vậy, việc ứng dụng dây chuyền sản xuất này, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân công làm việc, chi phí đầu tư. Với tốc độ làm việc nhanh chóng của máy móc và khả năng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ góp phần nâng cao hiệu suất công việc cho doanh nghiệp.

Lời kết

Dây chuyền sản xuất nhỏ được xem là giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp làm gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Hy vọng qua thông tin bài viết vừa chia sẻ có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về vai trò và ứng dụng của loại dây chuyền sản xuất này trong ngành công nghiệp hiện đại. 

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Đầu tư hệ thống tự động hóa đồng bộ giúp doanh nghiệp tối ưu quản trị, đảm bảo an toàn cho người lao động, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững.

Theo đại diện An Phát, tự động hóa ngày một hiệu quả trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp.

  • Các lĩnh vực tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệthiết bị tự động tiêu biểu bao gồm: cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy… Trong nhiều nhà máy hiện nay, các hệ thống sản xuất dây truyền, robot, tự điều khiển đang dần thay thế một phần hoặc hoàn toàn các công việc do con người đảm nhiệm.
  • Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp kết nối, điều khiển các loại máy móc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều. Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máy móc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống.
  • Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất. Thêm vào đó, khi vận hành, các hệ thống tự động hóa đều đã được đồng bộ, thiết lập các thông số cần thiết cho quy trình, chất lượng sản xuất, vì vậy giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đồng đều, hạn chế lỗi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hay rút ngắn thời gian kiểm định.

Với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống phân tích thông minh, việc ứng dụng tự động hóa còn hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng có một cái nhìn trực quan, tổng thể về mọi hoạt động diễn ra, từ đó đưa ra định hướng đúng đắn.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống tự động hóa. Ảnh: An Phát

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất giúp đảm bảo an toàn cho người lao động trong một số công đoạn khó, nguy hiểm, độc hại. Chiến lược này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Tự động hóa hiện đang là một xu thế bao trùm và tác động trực tiếp lên hầu hết các ngành nghề trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tự động hóa có khả năng thay thế, thậm chí thực hiện những công việc mà con người không thể làm được trước đây. Nếu ứng dụng hiệu quả tự động hóa, các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong việc tăng năng suất, giảm chi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm thì tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Cùng với đó, sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ khác với tự động hóa quy trình bằng robot sẽ có khả năng định hình lại môi trường kinh doanh.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Cánh tay Robot – ứng dụng tự động hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ảnh: An Phát

Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Research and MarketsZion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạm mốc 26 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh đứng vững trên thị trường đều đặc biệt đẩy nhanh tốc độ hướng tới quy trình chuyển đổi số, tự động hóa hơn bao giờ hết. Đối với thị trường các doanh nghiệp Việt Nam, tác động của dịch bệnh cũng khiến quá trình chuyển đổi số và ứng dụng triển khai các công nghệ giải pháp tự động hóa trong các ngành nghề sản xuất diễn ra nhanh, mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là tư duy linh hoạt giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động ứng phó với những yếu tố khách quan khó kiểm soát, biến động của thị trường. Tự động hóa cũng là một chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về kinh tế và nguồn lao động.

Xu hướng tự động hóa ngày càng làm thay đổi lớn đến thị trường kinh doanh và lao động trên nhiều góc độ khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của công nghệ và tự động hóa thậm chí có thể tạo nên những luồng dịch chuyển lao động hay những quan niệm về nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp sẽ dần dần thay đổi trong tương lai.

Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản xuất đang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực tế để phân tích, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự động đối với từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa phần các doanh nghiệp mới đang ở mức độ tự động hóa một phần.

Nguồn: Sưu tầm Vnexpress

 

Xem thêm các tin khác: