Băng tải kết hợp Bàn thao tác giúp quá trình sản xuất thuận tiện, giảm nhiều chi phí sản xuất.
Băng tải được thiết kế có bàn thao tác 2 bên tiện dụng cho việc thao tác sản phẩm ngay trên băng tải, bàn thao tác được thiết kế phù hợp để cho người lao động thao tác tiện lợi nhất. Ưu điểm của bàn thao tác là mặt trơn nhẵn, độ rộng vừa phải dễ dàng cho công nhân làm việc.
Băng tải kết hợp bàn thao tác
Băng tải kết hợp với bàn thao tác phù hợp với các ứng dụng lắp ráp và đóng gói.
Cấu tạo Băng tải kết hợp Bàn thao tác
Kích thước 1.000-12.000(mm). Chiều rộng mặt băng tải: 300-800(mm).
Bộ phận chính:
Vật liệu khung: Nhôm đinh hình, Inox 304 và thép sơn tĩnh điện giúp chống dẫn điện tốt cấu tạo băng tải đôi .
Dây băng tải: Thường sử dụng PVC, PU màu Xanh/ Trắng/ Đen chống tĩnh điện.
Mặt bàn thao tác: Gỗ MDF, Thép, Inox phủ cao su chống tĩnh điện.
Số lượng line: Tùy theo yêu cầu thiết kế số lượng line từ 1 đến 2 belt, mặt bàn từ 1 đến 4 mặt bàn.
Động cơ: Động cơ sử dụng động cơ giảm tốc công suất 0.1-2.2 Kw Điện áp 220V– 1 pha hoặc 3 pha.
Tủ điều khiển: Tủ phân phối / Điều khiển tốc độ vô cấp có thể trang bị thêm biến tần, sensor, timer, cảm biến, PLC.v.v.
Băng tải kết hợp Bàn thao tác chống tĩnh điện
Bộ phận khác:
Liên kết: Lắp ghép dưới dạng modul dễ di chuyển, lắp đặt.
Điện chiếu sáng: Tuyp Led dài 1.2m, có phản quang.
Máng điện, ổ cắm: Bố trí dọc Line, lắp các ổ cắm chuẩn công nghiệp.
Đường khí nén: Chạy dọc Line, có đầu phân phối khí (Option).
Đường khí hàn: Chạy dọc Line có các miệng hút khói hàn.
Bảng chỉ dẫn: Được treo tại mỗi khoang trên thanh chạy dọc Line.
Băng tải kết hợp Bàn thao tác, kiểm tra linh kiện điện tử được thiết kế theo tiêu chuẩn phòng sạch phục vụ cho những ngành yêu cầu độ chính xác cao, tỉ mỉ và tinh tế được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhẹ, dùng trong các dây chuyền lắp ráp hoặc kiểm tra các loại linh kiện điện tử. Băng tải giúp vận chuyển nhanh chóng rút ngắn thời gian vận chuyển, tiết kiệm nguồn nhân lực do đó tiết kiệm các loại chi phí giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.
Dây chuyền băng tải lắp ráp bản mạch , lắp ráp điện thoại trong nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử.
Dây chuyển đóng gói bánh, kẹo, đồ hộp trong các nhà máy bánh kẹo, thực phẩm.
Dây chuyền chế biến thịt gà, cá, tôm trong các nhà máy sàn xuất đóng gói đồ đông lạnh.
Dây chuyền gia công sản phẩm giầy da, quần áo trong các nhà máy may.
Băng tải kết hợp Bàn thao tác 1
Tùy vào nhu cầu lắp đặt, sử dụng của Khách hàng mà chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế các dòng sản phẩm phù hợp nhất. Băng tải INDU luôn cam kết mang đến cho Khách hàng các dòng sản phẩm băng tải kết hợp bàn thao tác chất lượng với giá thành cạnh tranh.
Quý Khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như: Băng tải, Bàn thao tác, Giá kệ, Tủ, Con lăn, Xe đẩy, Kim loại tấm, Mica, Jig-đồ gá vui lòng liên hệ để đặt hàng và được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.
Công ty TNHH INDU Việt Nam – Uy tín tạo thương hiệu
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/04/bang-tai-ban-thao-tac-1.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-04-06 16:02:122024-04-06 16:02:12BĂNG TẢI KẾT HỢP BÀN THAO TÁC
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam luôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và cần có những đổi mới để có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đang được chú trọng và phát triển và vai trò của chúng đối với nền kinh tế.
1. Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
1.1. Công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Ngành công nghiệp ô tô được kỳ vọng phát triển với mức đầu tư không hề nhỏ nhưng tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn ở mức thấp. Do mức độ sản xuất lắp ráp thấp nên không thu hút được nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng.
Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải nhập khẩu ròng các linh kiện, phụ tùng ô tô từ nước ngoài. Điều này dẫn đến chi phí để lắp ráp hoàn thiện xe trong nước cao hơn 10% – 20% và giá bán so với các nước trong khu vực cao hơn 20%.
Sau 30 năm, công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của Việt Nam chỉ sản xuất được 287 chi tiết trong khoảng 20.000 – 30.000 linh kiện để lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Các linh kiện, chi tiết mà các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được thì khá đơn giản như tem đăng kiểm, lốp không săm, chắn bùn, ắc quy, ống xả, điều hòa không khí, bộ ghế, vành xe,…
Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn là VinFast, Thaco và Hyundai Thành Công ngoài đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, các đơn vị này đã chủ động đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô.
Thaco đã xuất khẩu được nhiều linh kiện, phụ tùng ô tô sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Nga, Campuchia.
Trong khi đó tập đoàn Thành Công đã xây dựng tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Quảng Ninh. Khu tổ hợp này tập hợp các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho việc sản xuất lắp ráp ô tô cho tập đoàn Thành Công.
VinFast đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô.
Công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí cung cấp các loại chi tiết, linh kiện kim loại. Trong thời gian qua, ngành cơ khí của Việt Nam đang từng bước làm chủ trong công tác thiết kế, chế tạo kết cấu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành. Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp cơ khí đã đầu tư công nghệ sản xuất được các thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy điện, các chi tiết, linh kiện có kết cấu phức tạp.
Nhu cầu của thị trường công nghiệp phụ trợ rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ, năng lực sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp FDI và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nhiều hơn.
Để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ở Việt Nam, một số giải pháp đang được đưa ra như:
Xây dựng các chiến lược cụ thể, rõ ràng dựa trên cơ sở các thế mạnh của Việt Nam: thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào gắn với sự phát triển của các ngành chế tạo sản xuất máy móc công nghiệp, nông nghiệp; công nghiệp đường sắt, sân bay, bến cảng; công nghiệp vật liệu, luyện kim, cơ khí
Đầu tư đào tạo, phát triển nguồn lực có tay nghề cao, từ kỹ sư thiết kế đến nhân công sản xuất. Cập nhật phần mềm, công nghệ, máy móc hiện đại trong việc thiết kế và sản xuất thành phẩm
Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí cần đổi mới tư duy, chiến lược, giải pháp phát triển phù hợp. Ngoài ra cần chủ động nguồn vốn đầu tư để có được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm ở thị trường quốc tế. Đẩy mạnh liên kết, liên doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm trong ngành cơ khí. Từ đó nâng cao được năng lực điều hành, công nghệ mới trong sản xuất.
1.3. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may là ngành sản xuất nguyên vật liệu (bông, sợi, dệt, nhuộm để sản xuất vải), phụ liệu (sản xuất kim, chỉ, nút, dây kéo, ren,…) phụ kiện (sản xuất móc khóa, kim cài, hạt cườm, kim sa,…) và sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành (máy thêu, máy vắt sổ, máy đục lỗ, máy đóng nút,…).
Hiện nay, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may tại Việt Nam chỉ cung cấp được 30% nhu cầu về xơ, 0,2% nhu cầu về bông, còn lại phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan. Sản lượng sợi 1,4 triệu tấn một năm nhưng trong đó xuất khẩu chiếm tới 70% do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Sản phẩm sợi và sản xuất vải nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ được sử dụng 20-25% cho sản lượng ngành may xuất khẩu.
Doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay đa phần đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng được nhưng giá thành lại cao. Nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành dệt may hiện nay đang được nhập 60% từ Trung Quốc. Chính vì vậy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa các giải pháp dần nội địa hóa nguồn cung nguyên liệu để gia tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp dệt may cần tạo liên kết với các công ty chuyên sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước để hạn chế tình trạng nhập khẩu từ nước ngoài.
2. Vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ trong phát triển nền kinh tế
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Sự phát triển tăng trưởng của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp lắp ráp giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.
Đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có những tác động tích cực như:
Tăng năng suất cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
Các ngành công nghiệp phụ trợ đủ sức cạnh tranh và mở rộng kinh doanh với các MNC và tiếp thu công nghệ của họ , thì sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp nội địa, ngành công nghiệp phụ trợ có thể hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có tác động khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề. Nguồn lao động sẽ phát huy tính đổi mới, sáng tạo trong khi hoạt động lắp ráp là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, tay nghề, kỹ thuật không được nâng cao và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn có những đóng góp quan trọng trong sự ổn định kinh tế, xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Khi các đơn vị sản xuất linh kiện, phụ kiện tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động cho ngành công nghiệp trong nước, đồng nghĩa với việc giảm việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài với chi phí cao. Từ đó sẽ có tác động hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời giảm được tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế và làm giảm tỷ lệ người nghèo.
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.
ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/03/linh-kien-lap-rap-o-to-860x0-1.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-03-19 14:12:002024-03-19 14:12:00Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế
Xe đẩy hàng là một công cụ hỗ trợ con người trong việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, khó vận chuyển bằng sức người.
Nhờ vậy mà công việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng, an toàn và tiết kiệm. Hiện nay, hầu hết các kho sản xuất, nhà hàng, siêu thị, các công ty đã chuyển sang sử dụng xe đẩy hàng và mang lại hiệu quả rất cao.
Xe đẩy hàng công nghiệp là gì?
Xe đẩy hàng công nghiệp là sản phẩm hỗ trợ đắc lực trong việc di chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này đến vị trí khác, giúp tiết kiệm thời gian và sức lao động của con người.
Xe đẩy hàng XD3
2. Cấu tạo xe đẩy hàng – INDU
Khung xe: Xe được sản xuất có phần khung làm bằng nhôm thanh định hình, inox, thép, thép bọc nhựa,… Tùy theo tải trọng của xe đẩy và yêu cầu của khách hàng để sử dụng khung phù hợp.
Mặt xe: Thường sử dụng gỗ công nghiệp MDF dán thảm cao su chống tĩnh điện hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu người dùng. Tùy vào mặt hàng và yêu cầu của khách hàng mà mặt xe sử dụng lưới inox, thép sơn tĩnh điện, PVC, PP,…
Bánh xe: dùng bánh cao su, bánh PU/PA, bánh giảm sốc, bánh chịu nhiệt, bánh Nylon, bánh gang, bánh sắt,…
Xe đẩy hàng XD25
3. Đặc điểm xe đẩy hàng – INDU
Sử dụng linh hoạt, thiết kế hiện đại.
Mẫu mã đa dạng, thẩm mỹ cao.
Dễ dàng, thuận lợi cho người sử dụng
Xe đẩy hàng chỉ cần thao tác với một người và có thể di chuyển một số lượng lớn hàng hóa một cách đơn giản và thuận tiện.
Tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao sản xuất.
Xe được sản xuất có phần khung làm bằng nhôm thanh định hình. Nhôm thường dùng là 4040, 3030 hoặc nhôm khác tùy theo tải trọng của xe đẩy. Xe đẩy chở hàng nhẹ có thể dùng nhôm 3030. Xe chở hàng nặng nên dùng nhôm 4040, 5050, 4080,….
Mặt xe đẩy khung nhôm dùng gỗ công nghiệp MDF dán thảm cao su chống tĩnh điện hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu người dùng. Gỗ MDF có độ dày 12mm, 17mm, 25mm,…
Bánh xe: dùng bánh cao su, bánh PU, bánh nhựa đường kính khoảng D75mm, D100mm, D150mm, D200mm,…
Xe đẩy hàng XD14
Xe đẩy hàng inox:
Xe đẩy hàng inox có phần khung làm bằng hộp inox, sử dụng máy hàn Tig liên kết các đoạn hộp lại với nhau tạo thành khung xe. Yêu cầu của các mối hàn phải đẹp, chắc chắn. Sau khi hàn xong, chỉ việc đánh bóng mối hàn cho inox phẳng và sáng bóng. Xe đẩy hàng inox đại đa số sử dụng hộp inox, ống inox. Tải trọng xe nhẹ thì dùng ống, hộp mỏng 0.8 – 1.0mm. Tải trọng xe lớn dùng ống, hộp độ dày cao hơn, từ 1.2mm – 1.5mm.
Xe đẩy hàng XD21
Mặt xe đẩy hàng inox cũng được làm từ gỗ MDF, có thể làm bằng inox tấm chấn gấp mép tạo mặt bàn cho đồng bộ với xe. Nhưng hầu như các khách hàng sử dụng gỗ MDF cho tiết kiệm chi phí. Xe đẩy trong phòng sạch, trong bệnh viện, trong sản xuất thực phẩm sẽ dùng toàn bộ khung và mặt bàn bằng inox.
Xe đẩy hàng ống thép bọc nhựa:
Xe đẩy hàng ống thép bọc nhựa liên kết với khớp nối HJ có tải trọng nhẹ nhất trong tất cả các loại xe đẩy hàng kể trên. Vì là sản phẩm lắp ghép nên thích hợp với việc vận chuyển sản phẩm trong sản xuất linh kiện điện tử nhỏ. Xe có khung làm bằng ống thép bọc nhựa phi 27, mặt bàn gỗ MDF dán thảm cao su chống tĩnh điện, chân có 4 bánh xe di chuyển.
Xe đẩy hàng XD15
Xe đẩy hàng nhiều tầng:
Xe đẩy hàng nhiều tầng thường phổ biến ở các bệnh viện, trung tâm ý tế, phù hợp để nhiều vật nhỏ, phân chia khu vực và phù hợp để quản lý khi di chuyển và sử dụng. Tùy vào mục đích và nhu sử dụng, quý khách hàng có thể lựa chọn các loại xe đẩy 2 tầng, 3 tầng,…
Xe đẩy hàng XD11
Xe đẩy hàng có lưới:
Xe đẩy hàng có lưới là dòng xe đẩy có khung lưới hoặc lớp lưới được gắn trên mặt sàn xe để giữ vững hàng hóa không bị rơi trong quá trình vận chuyển. Khung lưới này thường được làm từ các vật liệu như thép, nhôm, hoặc nhựa cứng.
Xe đẩy hàng có lưới thường được sử dụng trong các tình huống cần phải vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn, hình dáng không đều.
Xe đẩy hàng XD10
Xe đẩy Trolley:
Xe đẩy hàng Trolley là loại kệ để hàng với bánh xe có thể di chuyển linh hoạt và chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Xe đẩy hàng với kích thước nhỏ gọn cùng độ chắc chắn từ thép SS400 được sơn tĩnh điện cao cấp qua quy trình tiêu chuẩn của INDU Việt Nam luôn đảm bảo những công năng cho khách hàng. Xe đẩy hàng Trolley nhỏ gọn và tiện dụng cho nhiều không gian nhỏ hẹp.
Xe đẩy hàng XD6
Xe nâng mặt bàn:
Xe nâng mặt bàn là lọai xe nâng được thiết kế dựa trên hệ thống nâng thủy lực kích chân và xả tay có mặt bàn, di chuyển sử dụng bánh xe nhựa PU có phanh tăng tính ổn định và an toàn cao.
Xe nâng mặt bàn được ứng dụng rộng rãi trong việc bốc xếp hàng hóa, và trong dây chuyền sản xuất công nghiệp.
Xe đẩy hàng XD16
Ngoài những loại xe đẩy trên, INDU còn tạo ra nhiều loại xe đẩy khác như: xe đẩy tay, xe đẩy hàng nhiều tầng, xe đẩy dụng cụ, xe đẩy lưới lò xo, xe đẩy thang, xe đẩy lắp ghép, xe đẩy dạng thùng chứa,… để đáp ứng được nhu cầu, mặt hàng của khách hàng.
5. Ứng dụng xe đẩy hàng – INDU
Xe đẩy công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và sản xuất hàng hóa, có những công dụng tuyệt vời như sau:
Ứng dụng trong công nghiệp: Sử dụng tại các khu công nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng để vận chuyển hàng hóa đặc biệt là hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh. Việc sử dụng xe đẩy công nghiệp sẽ giúp việc vận chuyển trở nên nhẹ nhàng, thuận tiện hơn và còn giúp người dùng tận dụng được thời gian và nguồn lực vào những hoạt động sản xuất khác, từ đó nâng cao năng suất làm việc.
Ứng dụng trong đời sống hàng ngày: Một số loại xe đẩy công nghiệp cũng được sử dụng làm xe đẩy hàng siêu thị với chức năng vận chuyển, lưu trữ và sắp xếp hàng hóa. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình, giúp đựng đồ tiện lợi, hỗ trợ mua sắm thoải mái.
Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như: Băng tải, Bàn thao tác, Giá kệ, Tủ, Con lăn, Xe đẩy, Kim loại tấm, Mica, Jig-đồ gá vui lòng liên hệ để đặt hàng và được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.
Công ty TNHH INDU Việt Nam – Uy tín tạo thương hiệu
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/08/Xe-day-XD1.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-03-14 12:51:382024-03-14 12:51:38XE ĐẨY HÀNG – INDU
Con lăn là một vật dụng dùng để nâng đỡ hay là vận chuyển hàng hóa. Ứng dụng phổ biến trong việc lắp ráp dàn con lăn, băng tải con lăn. Để giúp di chuyển lượng lớn hàng hóa một cách dễ dàng trong khi sản xuất từ nhiều khoảng cách khác nhau. Để khẳng định chất lượng của mình chúng tôi áp dụng chế độ bảo hành đổi mới hoàn toàn trong thời gian bảo hành.
Băng tải con lăn dễ dàng di chuyển và thay đổi vị trí đến ở nhiều địa hình khác nhau mà không tốn nhiều nhiêu liệu hay sức người.
Có thể di chuyển hàng hóa theo chiều ngang từ một khoảng cách dài rất hiệu quả.
Có thể tùy chỉnh tốc độ băng tải trong quá trình hoạt động.
Thiết bị có kết cấu đơn giản, chi phí phải chăng so với các loại băng tải khác nên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng chi phí đáng kể.
Hệ số ma sát thấp, cấu tạo bền vững chịu được lực tốt, có tuổi thọ cao và quá trình hoạt động trơn tru, ổn định.
Con lăn được chế tạo với độ chính xác cao. Đảm bảo hoạt động với tiếng ồn và độ rung thấp.
Con lăn công nghiệp 1 – INDU
3. Cấu tạo Con lăn
Hiện nay các loại con lăn trên thị trường rất đa dạng về kiểu dáng, vật liệu chế tạo, ứng dụng và mục đích sử dụng…
Vật liệu chính trong cấu tạo con lăn còn phụ thuộc vào vật liệu tải, nhu cầu sử dụng của người mua hàng như: thép sơn, mạ kẽm, nhôm, inox, nhựa, cao su…
Tải trọng của mỗi con lăn được nhà thiết kế tính toán còn phụ thuộc vào tải trọng của toàn hệ thống, qua đó quyết định loại vật liệu chế tạo, chiều dày ống con lăn, sử dụng loại ống đúc hay ống hàn, và các thông số trục con lăn, sử dụng loại vòng bi thích hợp.
Các loại con lăn này thường có độ bền cao, cấu tạo đơn giản bao gồm ổ bi, vỏ con lăn, trục con lăn và một số linh kiện đi kèm. Con lăn được lắp vào trục với một ổ bi, và vòng ngoài ổ bi được gắn chặt với con lăn, vòng trong của ổ bi được gắn với trục.
Các con lăn chủ yếu là làm việc ở bề mặt ngoài, nên bề mặt ngoài của nó được gia công có độ nhám nhất định để không làm ảnh hưởng đến quá trình con lăn làm việc.
4. Băng tải con lăn
Băng tải con lăn là một hệ thống bao gồm các con lăn được kết nối với nhau một cách vững chắc để giúp nâng đỡ, vận chuyển sản phẩm trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại.
Hệ thống băng tải con lăn có khả năng thích ứng đa dạng có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, chủ yếu là hậu cần và sản xuất. Hệ thống băng tải có thể vận chuyển được các sản phẩm từ nhẹ, trung bình cho đến lớn. Một số ngành nghề ứng dụng phổ biến như:
Ngành sản xuất và lắp ráp xe ô tô, xe máy, xe đạp.
Ngành sản xuất thực phẩm, y dược phẩm
Ngành sản xuất và lắp ráp linh kiện, các thiết bị điện tử.
Ngành vận chuyển, đóng gói bao bì sản phẩm.
Vận chuyển hàng hóa trong sân bay, nhà máy sản xuất & khu công nghiệp
Ứng dụng hoàn hảo các loại hàng hóa có phần đáy phẳng và cứng như: Thùng carton, sản phẩm có dạng hình hộp,…
Con lăn công nghiệp – INDU
Hệ thống này có thể sử dụng được cho các loại sản phẩm có trọng lượng từ nhẹ đến rất nặng. Đồng thời, được thiết kế hệ thống phớt ngăn kép, không cho bụi bậm và nước có cơ hội lọt vào trong một thời gian dài. Đặc biệt chống bụi và chống nước đảm bảo tuổi thọ lâu dài của con lăn.
Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như: Băng tải, Bàn thao tác, Giá kệ, Tủ, Con lăn, Xe đẩy, Kim loại tấm, Mica, Jig-đồ gá vui lòng liên hệ để đặt hàng và được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.
Công ty TNHH INDU Việt Nam – Uy tín tạo thương hiệu
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/08/Con-lan-CL22.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-03-13 08:49:342024-03-13 08:49:34CON LĂN CÔNG NGHIỆP
Bàn thao tác là bàn lắp ráp được sản xuất nhằm phục vụ cho công tác lắp ráp các phụ kiện, linh kiện, các chi tiết máy có kích thước nhỏ và yêu cầu sự tỉ mẩn.
Bàn thao táclà thiết bị vô cùng cơ bản, thiết yếu để hỗ trợ sản xuất trong nền công nghiệp hiện đại. Bàn được cải tiến và được làm từ rất nhiều vật dụng khác nhau như: nhựa, sắt, nhôm, thép bọc nhựa…
Bàn thao tác nhôm định hình – INDU
Nhôm định hình là gì?
Nhôm định hình là những thanh nhôm đã qua xử lý kim loại (đùn, ép) nhằm phát huy được tối đa đặc tính hóa lý áp dụng vào thực tiễn đời sống và xây dựng.
Nhôm định hình là một trong những chất liệu được lựa chọn để sản xuất bàn thao tác công nghiệp cho công nhân vì có đặc tính mềm dẻo, dễ chế tác hơn rất nhiều các loại kim loại khác như sắt, đồng…
Bàn thao tác nhôm định hình là gì?
Bàn thao tác nhôm định hình là loại bàn thao tác được ưa chuộng trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất lắp ráp điện tử, máy tính.
Bàn thao tác nhôm định hình có khả năng chống mòn cực tốt nhờ lớp oxit trên bề mặt. Có thể chịu đựng được các tác động ở bên ngoài, độ bền cao.
Bàn thao tác nhôm định hình được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước, thêm bớt các chi tiết để phù hợp với nhiều ngành sản xuất khác nhau.
Bàn thao tác nhôm định hình có nhiều thiết kế khác nhau để phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên các bộ phận chính của chúng bao gồm:
Khung bàn bằng nhôm định hình: Nhôm định hình công nghiệp, thường hay sử dụng làm bàn thao tác. Nhôm được sử dụng là nhôm định hình 30×30 và nhôm định hình 40×40,…. Các thanh nhôm được liên kết với nhau bằng ke vuông và bulong liên kết chuyên dùng.
Mặt bàn: Mặt bàn được thiết kế với đa dàn kích thước, kiểu dáng. Chất liệu thường là gỗ, có dán thảm cao su ESD chống tĩnh điện để đảm bảo an toàn.
Chân tăng chỉnh: Dùng để điều chỉnh chiều cao của bàn ở nhiều mức phù hợp, tiện dụng.
Bàn được thiết kế kèm theo hệ thống đèn, ổ cắm, bánh xe, công tắc và một số phụ kiện cần thiết tùy vào lĩnh vực sản xuất cụ thể của doanh nghiệp đặt hàng.
3. ĐẶC ĐIỂM BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH – INDU
Bàn thao tác nhôm định hình – Indu 1
Bàn thao tác vững chắc, có khả năng chống han gỉ, độ thẩm mỹ cao.
Nhôm có độ dẫn điện tốt so với nhiều loại vật liệu khác như thép, inox, do đó khả năng chống tĩnh điện cũng rất cao.
Mặt bàn thao tác thường được sử dụng bằng gỗ có dán thảm cao su ESD chống tĩnh điện giúp bảo vệ sản phẩm không bị xước, biến dạng.
4. ỨNG DỤNG BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH – INDU
Bàn thao tác nhôm định hình được sử dụng phổ biến do kết cấu dạng lắp ghép, trọng lượng nhẹ và được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước, thêm bớt các chi tiết để phù hợp với nhiều ngành sản xuất khác nhau.
Một trong những ngành công nghiệp sử dụng bàn thao tác nhôm định hình có thể kể đến như: ngành dệt may, da giày, bao bì, sản xuất thực phẩm, công nghiệp đóng gói, in ấn, điện tử…
Bàn thao tác nhôm định hình – Indu 2
——————————————————///——————————————————
Hãy liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH INDU Việt Nam – Nhà máy tại số 3, lô 5, KCN Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Để trở thành quý đối tác của INDU – “HỢP TÁC ĐỂ THÀNH CÔNG”.
INDU Việt Nam – Công ty hàng đầu về Gia công cơ khí: Giá kệ, Xe đẩy, Bàn thao tác, Tủ, Băng tải, Con lăn,… setup cho nhà máy mới, và cho DN FDI.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/03/Ban-thao-tac-nhom-dinh-hinh-3.webp7501000Phí Luyếnhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpPhí Luyến2024-03-09 17:01:462024-03-09 17:01:46BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH
Kệ để hàng PCB là loại kệ được thiết kể nhằm mục đích lưu trữ mạch in(PCBs) trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp điện tử. Các kệ để hàng này thường được sử dụng trong môi trường sản xuất điện tử để phục vụ cho việc lưu trữ và quản lý PCBs trong quá trình sản xuất hàng loạt.
Kệ để hàng PCB – INDU
Kệ để hàng PCB có thể được thiết kế để phù hợp với các kích thước và loại PCBs cụ thể, đảm bảo rằng chúng được an toàn trong suốt quá trình sản xuất. Các loại kệ để hàng này thường được thiết kế để tiết kiệm không gian và dễ dàng cho công nhân sản xuất. Các kệ để hàng có thể có các ngăn và cơ cấu điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhà máy sản xuất.
Khả năng chịu lực: Kệ được thiết kế để chịu được trọng lượng của hàng hóa được đặt lên một cách an toàn và ổn định.
Tiết kiệm không gian: Kệ được thiết kế để sử dụng không gian một cách hiệu quả, giúp tối ưu hóa diện tích lưu trữ trong kho hoặc nhà xưởng.
An toàn: Kệ thường được thiết kế với tính an toàn cao để đảm bảo rằng hàng hóa được lưu trữ và di chuyển một cách an toàn nhất có thể.
Dễ quản lý và sắp xếp: Thiết kế của kệ thường giúp dễ dàng quản lý và sắp xếp hàng hóa, làm cho việc tìm kiếm và truy cập chúng trở nên thuận tiện hơn.
Đa dạng về kích thước và chất liệu: Kệ có thể được sản xuất từ nhiều loại chất liệu như thép, nhôm, nhựa, gỗ hoặc composite, và có thể có nhiều kích thước và mẫu mã khác nhau để phù hợp với nhu cầu lưu trữ cụ thể.
3. ƯU ĐIỂM KỆ ĐỂ HÀNG PCB – INDU
Hàng giá kệ G39
Ưu điểm:
Tổ chức hiệu quả: Kệ để hàng PCB giúp tổ chức và sắp xếp PCBs một cách hiệu quả, tìm kiếm và phân loại dễ dàng hơn trong quá trình sản xuất.
Tiết kiệm không gian: Các kệ được thiết kế để tận dụng không gian một cách tốt nhất, giúp tối ưu hóa diện tích nhà xưởng hoặc khu vực sản xuất.
Bảo vệ PCBs: Kệ được thiết kế để giữ PCBs ổn định và an toàn, giảm nguy cơ hỏng hóc hoặc hư hỏng trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.
Dễ dàng thao tác: Thiết kế của kệ dễ dàng thao tác PCBs, giúp nhân viên sản xuất có thể tiện lấy và sắp xếp chúng.
Nhược điểm:
Cần bảo trì: Kệ để hàng cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất. Nếu không được bảo trì đúng cách, chúng có thể gây ra sự cố hoặc hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Giới hạn sức chứa: Mặc dù kệ để hàng PCB có thể được thiết kế để chứa nhiều PCBs, nhưng có một giới hạn về sức chứa của mỗi kệ. Điều này có thể tạo ra hạn chế đối với sản xuất hàng loạt lớn.
4. CẤU TẠO KỆ ĐỂ HÀNG PCB – INDU
Cấu tạo cơ bản của kệ để hàng PCB:
Khung: Được sử dụng khung Nhôm định hình. Đây là bộ khung cấu trúc chịu lực của kệ.
Tấm mặt: Bề mặt hoặc ngăn được sắp xếp để đặt PCB.
Các cơ cấu điều chỉnh: Cho phép điều chỉnh chiều cao, khoảng cách hoặc góc nghiêng của kệ.
Phụ kiện bổ sung: Bao gồm giá đỡ, hộp chứa linh kiện và các tính năng tiện ích khác.
Kệ để hàng PCB – Lắp ráp
Cấu trúc này giúp việc đảm bảo an toàn PCBs một cách hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như băng tải, bàn thao tác, hàng giá kệ, tủ, con lăn, xe đẩy, kim loại tấm, mica, jig-đồ gá vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/02/Ke-de-hang-PCBs-1000x750px-2-1.webp7501000Phí Luyếnhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpPhí Luyến2024-02-27 11:28:472024-02-27 11:28:47KỆ ĐỂ HÀNG PCB
Kết cấu cơ khí là một trong những yếu tố cốt lõi đối với ngành công nghiệp nặng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các kết cấu thường thấy.
Kết cấu cơ khí là một phần rất quan trọng trong ngành công nghiệp cơ khí. Đây được coi là một trong những bước đầu tiên để tạo ra được những thiết bị máy móc hiện đại tân tiến. Và kết cấu cơ khí là như thế nào và bắt nguồn từ đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kết cấu cơ khí ngay sau đây.
Định nghĩa của kết cấu cơ khí trong công nghiệp cơ khí
Trong công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí thì phần quan trọng nhất chính là chi tiết máy móc. Đây được coi là phần cốt lõi giúp máy có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Và kết cấu cơ khí chính là những phần chi tiết của máy móc hoạt động. Các phần chi tiết này được tháo lắp, thiết kế theo những nguyên lý và định luật nhất định.
Một số sản phẩm từ kết cấu cơ khí
Kết cấu cơ khí trong máy móc cần phải đạt đủ quy trình để có thể đưa ra các loại sản phẩm chất lượng nhất có thể. Nếu như các bạn chưa biết về cách tạo ra các chi tiết như vậy thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tiếp về các quy trình tạo ra chi tiết máy công nghiệp đạt chuẩn dành cho doanh nghiệp.
Quy trình thiết kế kết cấu cơ khí
Để có thể tạo ra các dòng kết cấu cơ khí đạt chuẩn, người kỹ sư phải làm việc đảm bảo đầy đủ các quy trình quan trọng. Cụ thể đó là những bước như sau:
Quy trình đầu tiên: Lên thiết kế
Trước khi bước vào giai đoạn sản xuất và chế tác, người kỹ sư sẽ cần phải trải qua giai đoạn đầu tiên là bước lên bản vẽ thiết kế. Đây là phần rất quan trọng trong công việc kiến thiết và lắp đặt các hệ thống máy móc hiện đại. Khi lên bản vẽ, người làm phải rất thận trọng vì các thông số kỹ thuật là điều kiêng kỵ không được phép để sai.
Bản vẽ thiết kế chi tiết máy
Quy trình 2: Chuẩn bị vật liệu
Đây cũng là bước quan trọng không kém đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Vật liệu của mỗi chiếc máy cơ khí được ví như linh hồn của hệ thống, góp phần đảm bảo máy móc được vận hàng một cách trơn tru và hiệu quả nhất có thể. Chính vì thế, bước lựa chọn nguyên vật liệu là bước không thể bỏ qua.
Quy trình 3: Tiến hành tạo kết cấu, chi tiết sản phẩm
Sau khi đã hoàn thành bản vẽ cũng như tìm kiếm được nguồn vật liệu thì bước tiếp theo của chúng ta sẽ là tiến hành tạo ra các cơ cấu cơ khí, hay còn gọi là chi tiết máy. Phần lắp đặt này thường được làm dựa trên nhiều nguyên lý quan trọng là vật lý, cơ học, điện học,…
Khi tiến hành gia công kết cấu, người kỹ sư cần phải thật sự tỷ mỉ và chỉn chu, phỏng theo đầy đủ các thông số của máy và làm theo đầy đủ các bước mà bản vẽ đề ra. Nhờ như vậy, các dòng sản phẩm cơ khí mới có thể đạt được chất lượng tốt nhất.
Quy trình 4: kiểm tra và hoàn thành sản phẩm
Sau khi lắp đặt và hoàn tất các phần còn lại của chi tiết thì bước cuối cùng chúng ta cần phải thực hiện đó chính là kiểm tra sản phẩm. Trước khi giao đến cho các nhà thi công cần có kết cấu cơ khí thì người kỹ sư sẽ cần phải giám sát toàn bộ các sản phẩm của mình để kiểm tra xem đã đạt được đầy đủ chất lượng như đã đề ra ban đầu hay chưa. Làm như vậy, các doanh nghiệp sẽ có thể yên tâm nhận hàng và sử dụng mà không lo các vấn đề khác.
Trên đây là toàn bộ các quy trình làm ra chi tiết máy dành riêng cho các doanh nghiệp chuyên về ngành công nghiệp nặng. Có thể thấy rằng, bộ quy trình này là một thước đo rất quan trọng và không thể thiếu mỗi khi cần phải sản xuất các chi tiết cơ khí.
Ý nghĩa của kết cấu cơ khí đối với ngành công nghiệp nặng trong thời đại 4.0
Đối với thời đại công nghệ mới, việc bắt kịp xu hướng là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, kết cấu cơ khí ra đời như một sự chứng minh cho việc phát triển máy móc toàn diện. Nhờ có các Chi tiết máy cơ khí mà các ngành công nghiệp đã có thể chế tạo ra nhiều loại máy móc hiện đại và các trang thiết bị tân tiến để áp dụng vào trong công việc sản xuất và nhiều lĩnh vực khác.
Công nghiệp nặng đóng góp rất nhiều vào kinh tế chung cả nước
Chúng ta đều phải công nhận rằng công nghiệp chính là một trong những ngành đem lại tổng số GDP đầu người luôn duy trì ở mức tốt nhất. Chính điều này đã giúp cho chi tiết cơ khí trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành công nghiệp nặng nào.
Lời kết
Trên đây là nội dung bài viết về kết cấu cơ khí theo các nghiên cứu của chuyên gia. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Hy vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ có thể trở thành nguồn tài liệu để các bạn có thể tham khảo thêm cho doanh nghiệp của mình.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/12/ket-cau-co-khi.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-12-26 05:27:482024-01-09 13:36:04Kết cấu cơ khí – bước tiến mới của ngành công nghiệp 4.0
Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy công nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và có tính thống nhất cao. Đồng thời, đối với mỗi nhà máy để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cần chú trọng và đầu tư công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây Indu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như cách thức hoạt động yếu tố vận hành của dây chuyền sản xuất, cùng tham khảo.
Dây chuyền sản xuất là gì?
Dây chuyền sản xuất trong một nhà máy là một hệ thống bao gồm các máy móc, thiết bị tự động và bán tự động được thiết lập với nhau giúp thực hiện đồng thời nhiều công đoạn khác nhau dưới sự giám sát của con người. Một dây chuyền có quy mô lớn hay nhỏ đều được hoạt động trơn tru nhờ thiết lập các bước vận hành theo trình tự khoa học mang lại hiệu quả vượt trội, năng suất cao cho các doanh nghiệp.
Dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà máy
Ở mỗi giai đoạn sản xuất trong một dây chuyền sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng, tuy nhiên tất cả đều sẽ hướng đến nhiệm vụ chung trong quy trình tại nhà máy. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu sẽ được đưa vào và trải qua các công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất để đưa ra thành phẩm theo quy mô hàng loạt.
Việc ứng dụng tự động hóa vào quá trình sản xuất theo dây chuyền cùng công nghệ cao sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, các sản phẩm làm ra cũng sẽ đồng đều về chất lượng và thẩm mỹ, cũng như hạn chế tối đa hàng lỗi so với quá trình sản xuất thủ công trước đây.
Ngày nay, nhiều dây chuyền của nhiều lĩnh vực đã được ra đời và luôn được đánh giá là mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại hóa. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư, cải tiến dây chuyền phục vụ vào hoạt động sản xuất cũng góp phần tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất, giảm chi phí không cần thiết cho sản xuất.
Vai trò của dây chuyền sản xuất trong ngành công nghiệp hiện đại hóa
Dây chuyền sản xuất nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp hiện đại hoá, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của một sản phẩm hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với các ngành công nghiệp, việc áp dụng dây chuyền vào sản xuất có thể giảm thiểu lãng phí và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng dù là khắt khe nhất. Từ đó, đảm bảo khả năng sản xuất chất lượng, kịp thời góp phần quan trọng trong việc khẳng định sự uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi sử dụng dây chuyền tự động trong sản xuất còn cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thời gian một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, với những đặc tính ưu việt mà loại hình sản xuất này đem lại sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững, đồng thời tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng và thị trường.
Những lợi tích cực mà dây chuyền sản xuất mang lại
Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể là:
Ứng dụng dây chuyền sản xuất vào ngành công nghiệp hiện đại mang lại rất nhiều lợi ích
Nâng cao hiệu quả sản xuất: Mỗi vị trí trong dây chuyền đều sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ chuyên môn từ đó loại bỏ được những thao tác dư thừa. đồng thời kiểm soát lực lượng lao động và nâng cao chất lượng nhân công.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Giảm thiểu sai sót trong quá trình thao tác mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ có sự hỗ trợ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các thiết bị gắn trên dây chuyền đồng thời giảm tỷ lệ phế phẩm.
Tiết kiệm chi phí: Dây chuyền sử dụng trong công nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho tất cả các hoạt động.
Ứng dụng phổ biến của dây chuyền sản xuất trong công nghiệp hiện đại hóa
Dây chuyền sản xuất hiện nay được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực ngành nghề, không chỉ riêng sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp mà còn trong ngành dịch vụ. Bao gồm:
Dây chuyền lắp ráp xe, điện tử
Trong ngành sản xuất xe và điện tử, dây chuyền lắp ráp được xem là nền tảng cốt lõi bởi hệ thống sản xuất xe, thiết bị điện tử cần phải đáp ứng được sự tỉ mỉ tuyệt đối. Tuy nhiên, sự ra đời của dây chuyền sản xuất theo hướng tự động hóa đã giúp cấp phôi, thay khuôn, vặn ốc, đóng gói, dán nhãn, xếp hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Dây chuyền gia công kim loại
Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú và phổ biến, bao gồm: xe hàn tự động,robot hàn tự động, bàn máy hàn CNC. Đối với mỗi loại thiết bị đều có những đặc tính và ứng dụng riêng giúp tăng độ chính xác cũng như hiệu suất của sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo sự gia công trở nên linh hoạt và an toàn hơn.
Hiện nay, các thiết bị tự động hóa trong gia công kim loại được ứng dụng rất phong phú
Dây chuyền chiết rót tự động
Dây chuyền chiết rót tự động được điều khiển dễ dàng thông qua một bảng điều khiển đã được thiết lập sẵn. Thiết bị này giúp rót một lượng dịch lỏng chính xác đã được thiết lập, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tính đồng nhất cho mọi sản phẩm.
Dây chuyền đóng gói
Việc ứng dụng dây chuyền đóng gói trong sản xuất công nghiệp giúp làm giảm thiểu tối đa sự thiếu sót của quy trình thủ công trước đây. Một số thiết bị như máy hút chân không, máy hàn túi giúp các sản phẩm được bảo quản tốt nhất, tránh hư hại do tác động môi trường bên ngoài.
Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như những lợi ích mà dây chuyền sản xuất mang lại. Hiện nay việc ứng dụng cơ chế tự động trong quá trình sản xuất được áp dụng một cách rộng rãi bởi những hiệu quả mà hình thức này mang lại.
CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY SORA
Địa chỉ: Số 3 – Lô 5 – KCN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/12/anh-dai-dien-day-chuyen-san-xuat.webp327872Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-05-10 10:08:382024-01-06 15:32:06Dây chuyền sản xuất và những yếu tố vận hành cơ bản trong nhà máy
Máy rửa siêu âm hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực từ y học đến ô tô, máy móc. Bên cạnh đó, chiếc máy này còn được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội, có độ an toàn đối với sức khỏe người dùng. Cùng Indu tìm hiểu thêm về thiết bị này qua một số thông tin được tổng hợp lại trong bài viết dưới đây.
Máy rửa siêu âm là gì?
Máy rửa siêu âm là thiết bị sử dụng âm thanh siêu âm có tần số cao hơn tần số tối đa mà thường tai người có thể nghe được dao động từ 20kHz đến 100kHz. Chiếc máy này được sử dụng theo các yêu cầu làm sạch dầu mỡ trên động cơ xe máy, máy móc hay rửa bụi.
Máy rửa siêu âm là thiết bị sử dụng âm thanh siêu âm có tần số cao
Loại sóng âm thanh được sử dụng trong bể rửa siêu âm có thể lan truyền trong nhiều không gian và nhiều môi trường khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm máy rửa sóng siêu âm nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng bởi nhiều tính năng ưu việt. Có thể kể đến như: máy rửa rau, máy rửa bát chén mini, máy rửa thực phẩm…
Máy rửa siêu âm hoạt động dựa trên hiện tượng xâm thực sóng siêu âm. Khi có chùm tia siêu âm tần số với biên độ thích hợp tác động các hạt khí trong dung dịch chất lỏng sẽ di chuyển hỗn loạn kết hợp với nhau tạo thành những bọt khí có kích thước lớn hơn ban đầu.
Trong trường hợp, các hạt khí đạt một kết cấu nhất định sẽ bị vỡ tạo ra những bọt khí nhỏ va đập mạnh vào nhau và áp suất lớn. Các bọt khí dưới sự tác động của sóng siêu âm và va chạm với đồ dùng quét sạch những ngóc ngách, bụi bẩn, từ đó trả lại sự sạch sẽ và mới mẻ cho sản phẩm.
Máy rửa siêu âm có ưu, nhược điểm gì? Có nên dùng máy rửa sóng siêu âm không?
Máy rửa siêu âm là một trong những thiết bị nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng bởi những tính năng ưu việt. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của sản phẩm giúp người dùng đưa ra nhận định khách quan nhất có nên mua thiết bị hay không?
Ưu điểm
Máy rửa sóng siêu âm hiện đang được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội. Có thể kể đến như:
Máy có khả năng làm sạch nhanh dù là các kẽ hở hay khe hẹp đều có thể được vệ sinh một cách hoàn hảo, đặc biệt vô cùng an toàn với sức khỏe người dùng.
Máy cũng được sử dụng để làm sạch bất kỳ chất liệu nào, từ nhựa, kim loại đến thuỷ tinh mà không gây ra bất cứ tổn thất nào tới tuổi thọ của sản phẩm.
Máy rửa sóng siêu âm công nghiệp rất dễ sử dụng, chỉ cần thực hiện vào thao tác đơn giản, người dùng có thể sử dụng sản phẩm để loại bỏ tối đa lượng vi khuẩn bám lại trên bề mặt dụng cụ.
Nhược điểm
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với những thiết bị tẩy rửa khác trên thị trường nhưng máy rửa sóng siêu âm vẫn còn tổn tại một vài hạn chế. Đó là:
Người dùng sẽ mất khá nhiều thời gian để làm sạch các đồ vật lớn hay những sản phẩm bị bụi bẩn bám quá dày trên bề mặt.
Bạn cần tìm hiểu và lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp với sản phẩm bởi trong quá trình gia nhiệt máy có thể sẽ phá vỡ kết cấu dung dịch và làm giảm tẩy rửa.
Máy rửa siêu âm có cấu tạo như thế nào?
Như đã biết, máy rửa siêu âm có tác dụng làm sạch các thiết bị bằng sóng siêu âm, vì vậy cấu tạo của các phụ kiện đều phải được lựa chọn và lắp ráp cẩn trọng. Từ đầu dò siêu âm, máy phát sóng, bể chứa cho đến các loại chất lỏng làm sạch đều có chức năng cụ thể và đảm bảo phối hợp với nhau một cách linh hoạt.
Máy phát sóng siêu âm là một trong những bộ phận quan trọng cấu tạo nên thiết bị
Đầu dò siêu âm có khả năng cộng hưởng với tần số siêu âm của máy để phát ra sóng siêu âm.
Máy phát sóng siêu âm là một trong những bộ phận quan trọng cấu tạo nên thiết bị, phụ kiện này thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho đầu dò siêu âm sau đó biến đổi năng lượng điện từ các nguồn điện rồi gửi đến các đầu khuếch đại sóng siêu âm.
Một số tiêu chí lựa chọn máy rửa siêu âm người dùng nên tham khảo
Để lựa chọn được một loại máy rửa siêu âm phù hợp và hoạt động tốt cần dựa trên rất nhiều tiêu chí. Bao gồm
Theo mục đích sử dụng
Nếu muốn sở hữu một chiếc máy rung siêu âm bạn cần xác định được nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của mình. Để làm sạch đồ vật có kích thước nhỏ như: đồng hồ, mắt kính, trang sức người dùng có thể tham khảo máy công suất nhỏ từ 60W-900W là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, đối với những đồ dùng lớn bạn có thể chọn máy rung sóng siêu âm công suất từ 600W- 7200W.
Lựa chọn theo thương hiệu
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều dòng sản phẩm máy rung siêu âm khiến cho việc tìm kiếm nhà cung cấp uy tín là một vấn đề với người dùng.Hãy lựa chọn những đơn vị chuyên sản xuất và phân phối các dòng máy siêu âm uy tín, đảm bảo chất lượng và giá thành phù hợp.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều dòng sản phẩm máy rung siêu âm
Lựa chọn máy theo tài chính
Giá thành là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi mua máy rửa siêu âm. Hiện nay, khách hàng vẫn có thể lựa chọn được một thiết bị nằm trong phân khúc giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nhờ sự đa dạng trong các kênh phân phối.
Lời kết
Từ những nội dung vừa chia sẻ hy vọng có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích cho người dùng về máy rửa siêu âm. Để lựa chọn được một thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng lại có giá thành hợp lý đừng quên tham khảo một vài tiêu chí trong bài viết.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/12/anh-dai-dien-may-rua-sieu-am.webp327872Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-12-11 10:02:552024-01-06 15:31:58Máy rửa siêu âm và những dòng sản phẩm phổ biến trên thị trường
Như đã biết, nước đóng chai được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam chứa khoáng chất và CO2 tự nhiên. Hiện nay, không chỉ riêng trong nước mà trên thế giới có rất nhiều cơ sở sản xuất nước đóng chai khác nhau.Nếu như các bạn muốn tìm hiểu về dây chuyền sản xuất nước đóng chai đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ từ Indungay trong bài viết sau.
Nước đóng chai và lợi ích khi sản xuất nước đóng chai
Nước đóng chai được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt, nguồn nước dùng để đóng chai hoàn toàn không giống với các loại nước ngọt, nước có ga, nước có hương vị hay thành phần nào khác.
Nước đóng chai và lợi ích khi sản xuất nước đóng chai
Sử dụng nước uống đóng chai không chỉ cần thiết cho quá trình bù nước mà còn để duy trì sự cân bằng giữa cơ thể và các quá trình hô hấp, tiêu hóa và loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, uống nước đóng chai còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh như viêm nướu, táo bón, viêm đại tràng.
Chi tiết quy trình sản xuất trong dây chuyền sản xuất nước đóng chai
Toàn bộ dây chuyền sản xuất nước đóng chai bao gồm sự kết hợp nhuần nhuyễn của rất nhiều quá trình, từ sản xuất sạch, chiết rót cho đến đóng nắp chai. Cụ thể như sau:
Chọn lựa nguồn nước
Việc lựa chọn nguồn nước sử dụng chủ yếu trong dây chuyền sản xuất nước đóng chai tinh khiết là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong đó, nguồn nước ngầm được ưu tiên sử dụng hơn bởi chất lượng ổn định, thuận tiện, dễ dàng xử lý hơn các nguồn nước khác.
Lọc cặn thô
Trong trường hợp, nguồn nước có cặn hay màu đục, bắt buộc phải tiến hành lọc cặn thô bằng bộ lọc đầu nguồn có khả năng loại bỏ sạch sẽ cặn, các chất lơ lửng, mùi, các loại kim loại nặng. Thông thường, các bộ lọc đầu nguồn sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với đặc điểm, tính chất nguồn nước, sau khi được lọc thô nước sẽ được dẫn vào bồn chứa trung gian.
Chi tiết quy trình sản xuất trong dây chuyền sản xuất nước đóng chai
Loại bỏ vi khuẩn và tạp chất
Nước sau khi trải qua công đoạn lọc cặn thô sẽ được bơm vào bồn chứa trung gian, sau đó hệ thống bơm tự động sẽ đẩy nước vào màng lọc công nghiệp RO. Tại đây, các virus, vi khuẩn độc hại hầu như đã được loại bỏ sau đó sẽ được dẫn vào bồn chứa thành phẩm.
Khử khuẩn và vi sinh
Bước tiếp theo trong dây chuyền sản xuất nước đóng chai là diệt khuẩn và phòng ngừa nhiễm khuẩn trở lại. Hệ thống sẽ tự động tạo ra khí Ozone giúp tiệt trùng và diệt khuẩn cho nước, sau đó dẫn qua hệ thống lọc cặn, diệt khuẩn.
Trong quá trình xử lý khó tránh khỏi việc nước bị tái nhiễm khuẩn. Chính vì thế, không nên bỏ qua công đoạn tiệt trùng để đảm bảo độ “sạch” của nước trước khi đến tay người tiêu dùng.
Quá trình chiết rót, đóng bình trong dây chuyền sản xuất nước đóng chai
Thông thường, các dây chuyền sản xuất nước đóng chai sẽ sử dụng cơ chế bán tự động trong chiết rót. Mọi công việc từ xúc rửa bình, đóng nắp đều được thực hiện bằng máy móc trước khi đến tay người dùng.
Bước 1: Vô trùng toàn bộ chai bằng máy tự động chuyển qua hệ thống chiết nước.
Bước 2: Toàn bộ phần nắp chai sẽ được máy tự động chuyển qua hệ thống đóng nắp tự động.
Bước 3: Chiết đầy vào chai thông qua hệ thống chiết nước sau đó chuyển qua hệ thống đóng nắp tự động trên dây chuyền sản xuất.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra chất lượng chai nước đã được đóng nắp.
Bước 5: Dán nhãn hiệu lên thân chai sau đó hệ thống tự động chuyển qua máy sấy màng co.
Bước 6: Đóng thành từng thùng và vận chuyển thông qua kho trung chuyển, sau đó thực hiện các thủ tục lưu giữ và kết thúc toàn bộ quá trình.
Ưu điểm của dây chuyền sản xuất nước đóng chai
Dây chuyền sản xuất nước đóng chai không chỉ giúp nước đóng chai, đóng bình lọc bỏ các tạp chất mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng. Dưới đây là một số ưu điểm của dây chuyền sản xuất nước đóng chai mà bạn nên tham khảo.
Ưu điểm của dây chuyền sản xuất nước đóng chai
Dây chuyền sản xuất nước có thời gian thu hồi vốn nhanh chóng mang đến hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp đồng thời thích hợp với nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn nhỏ.
Dây chuyền sản xuất nước đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao về nước uống sạch tinh khiết cho người dùng, bạn có thể sử dụng nước hợp vệ sinh mọi lúc mọi nơi.
Dây chuyền sản xuất tự động, khép kín đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho nước uống đóng chai, đóng bình.
Hệ thống lọc nước vận hành liên tục 24/7, với kiểu dáng gọn nhẹ nên lắp đặt ở mọi lúc, mọi nơi, có thể xử lý nhiều nguồn nước khác nhau như: nước ngầm, nước giếng khoan, nước máy.
Dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ lọc RO loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, độc tố hay các chất độc hại để tạo ra nguồn nước sạch tinh khiết.
Lời kết
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dây chuyền sản xuất nước đóng chai.Thông qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng máy móc hiện đại, hệ thống nước uống đóng chai được đảm bảo an toàn. Hãy đến ngay Công ty CP chế tạo máy Sora để lựa chọn được hệ thống máy móc chất lượng và những trải nghiệm tuyệt vời về sản phẩm và dịch vụ hàng đầu tại đây.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/12/anh-dai-dien-day-chuyen-san-xuat-nuoc-dong-chai.webp372827Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-12-14 10:08:292024-01-06 15:31:55Dây chuyền sản xuất nước đóng chai an toàn, chuẩn sạch