Bài viết

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam luôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và cần có những đổi mới để có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đang được chú trọng và phát triển và vai trò của chúng đối với nền kinh tế.

1. Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam 

1.1. Công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

Ngành công nghiệp ô tô được kỳ vọng phát triển với mức đầu tư không hề nhỏ nhưng tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn ở mức thấp. Do mức độ sản xuất lắp ráp thấp nên không thu hút được nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng.

Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải nhập khẩu ròng các linh kiện, phụ tùng ô tô từ nước ngoài. Điều này dẫn đến chi phí để lắp ráp hoàn thiện xe trong nước cao hơn 10% – 20% và giá bán so với các nước trong khu vực cao hơn 20%.

Sau 30 năm, công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của Việt Nam chỉ sản xuất được 287 chi tiết trong khoảng 20.000 – 30.000 linh kiện để lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Các linh kiện, chi tiết mà các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được thì khá đơn giản như tem đăng kiểm, lốp không săm, chắn bùn, ắc quy, ống xả, điều hòa không khí, bộ ghế, vành xe,…

Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn là VinFast, Thaco và Hyundai Thành Công ngoài đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, các đơn vị này đã chủ động đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô.

Thaco đã xuất khẩu được nhiều linh kiện, phụ tùng ô tô sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Nga, Campuchia.

Trong khi đó tập đoàn Thành Công đã xây dựng tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Quảng Ninh. Khu tổ hợp này tập hợp các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho việc sản xuất lắp ráp ô tô cho tập đoàn Thành Công.

VinFast đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô.

 

Xem thêm:

Áp Dụng Gia Công Kết Cấu Cơ Khí: Hiệu Quả và Ưu Điểm
Bền Vững trong Gia Công Kết Cấu – Điểm Nhấn Quan Trọng Cho Sự Phát Triển

1.2. Công nghiệp phụ trợ ngành Cơ khí

Công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí cung cấp các loại chi tiết, linh kiện kim loại. Trong thời gian qua, ngành cơ khí của Việt Nam đang từng bước làm chủ trong công tác thiết kế, chế tạo kết cấu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành. Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp cơ khí đã đầu tư công nghệ sản xuất được các thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy điện, các chi tiết, linh kiện có kết cấu phức tạp.

Nhu cầu của thị trường công nghiệp phụ trợ rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ, năng lực sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp FDI và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nhiều hơn.

Để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ở Việt Nam, một số giải pháp đang được đưa ra như:

  • Xây dựng các chiến lược cụ thể, rõ ràng dựa trên cơ sở các thế mạnh của Việt Nam: thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào gắn với sự phát triển của các ngành chế tạo sản xuất máy móc công nghiệp, nông nghiệp; công nghiệp đường sắt, sân bay, bến cảng; công nghiệp vật liệu, luyện kim, cơ khí
  • Đầu tư đào tạo, phát triển nguồn lực có tay nghề cao, từ kỹ sư thiết kế đến nhân công sản xuất. Cập nhật phần mềm, công nghệ, máy móc hiện đại trong việc thiết kế và sản xuất thành phẩm
  • Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí cần đổi mới tư duy, chiến lược, giải pháp phát triển phù hợp. Ngoài ra cần chủ động nguồn vốn đầu tư để có được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm ở thị trường quốc tế. Đẩy mạnh liên kết, liên doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm trong ngành cơ khí. Từ đó nâng cao được năng lực điều hành, công nghệ mới trong sản xuất.

1.3. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may

Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may là ngành sản xuất nguyên vật liệu (bông, sợi, dệt, nhuộm để sản xuất vải), phụ liệu (sản xuất kim, chỉ, nút, dây kéo, ren,…) phụ kiện (sản xuất móc khóa, kim cài, hạt cườm, kim sa,…) và sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành (máy thêu, máy vắt sổ, máy đục lỗ, máy đóng nút,…).

Hiện nay, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may tại Việt Nam chỉ cung cấp được 30% nhu cầu về xơ, 0,2% nhu cầu về bông, còn lại phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan. Sản lượng sợi 1,4 triệu tấn một năm nhưng trong đó xuất khẩu chiếm tới 70% do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Sản phẩm sợi và sản xuất vải nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ được sử dụng 20-25% cho sản lượng ngành may xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay đa phần đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng được nhưng giá thành lại cao. Nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành dệt may hiện nay đang được nhập 60% từ Trung Quốc. Chính vì vậy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa các giải pháp dần nội địa hóa nguồn cung nguyên liệu để gia tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp dệt may cần tạo liên kết với các công ty chuyên sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước để hạn chế tình trạng nhập khẩu từ nước ngoài.

 

2. Vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ trong phát triển nền kinh tế

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Sự phát triển tăng trưởng của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp lắp ráp giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.

Đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có những tác động tích cực như:

  • Tăng năng suất cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
  • Các ngành công nghiệp phụ trợ đủ sức cạnh tranh và mở rộng kinh doanh với các MNC và tiếp thu công nghệ của họ , thì sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
  • Ngoài cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp nội địa, ngành công nghiệp phụ trợ có thể hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có tác động khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề. Nguồn lao động sẽ phát huy tính đổi mới, sáng tạo trong khi hoạt động lắp ráp là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, tay nghề, kỹ thuật không được nâng cao và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
  • Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn có những đóng góp quan trọng trong sự ổn định kinh tế, xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Khi các đơn vị sản xuất linh kiện, phụ kiện tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động cho ngành công nghiệp trong nước, đồng nghĩa với việc giảm việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài với chi phí cao. Từ đó sẽ có tác động hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời giảm được tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế và làm giảm tỷ lệ người nghèo.

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.

ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.