Bài viết

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa – Lợi hay hại

 Công nghệ thông tin và tự động hóa đang là một trong những bước tiến cực kỳ triển vọng. Sẽ ra sao nếu chúng ta kết hợp chúng vào sản xuất.

Công nghệ thông tin và tự động hóa đang dần trở thành những yếu tố không thể thay thế trong sản xuất. Các doanh nghiệp ngày nay đều đang có xu hướng chuyển giao từ thủ công sang sử dụng công nghệ hiện đại. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của việc tích hợp công nghệ vào dây chuyền sản xuất.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất là như thế nào

Với việc công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc các doanh nghiệp sản xuất sử dụng lao động thủ công thực sự là một thiếu sót rất lớn. Chính vì thế, kết hợp cả hai thứ là công nghệ thông tin cùng với tự động hóa là một phương án cực kỳ tốt và triển vọng để các công xưởng có thể cải thiện chất lượng kinh doanh của mình.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa là việc các doanh nghiệp sử dụng các hệ thống lập trình để đưa vào các loại máy móc. Từ đó, các công xưởng sản xuất sẽ có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và sức lực cho công việc của mình. Bên cạnh đó, việc làm này còn có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Máy tự động hóa trong sản xuất

Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng mát tự động hóa thông minh trong sản xuất.

Mặc dù công nghệ thông tin và tự động hóa là bước tiến nhảy vọt quan trọng trong sản xuất. Thế nhưng, bên cạnh đó, nó vẫn có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về một số lợi và hại của kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công việc sản xuất.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Như đã nói ở trên, kết hợp hệ thống máy móc tự động vào trong sản xuất là việc sử dụng các lập trình kết hợp vào máy móc giúp tăng năng suất làm việc. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian sản xuất sản phẩm. 

Cụ thể, nếu trước đây, khi sử dụng lao động phổ thông, các công xưởng sẽ phải tốn thêm các khoản phí như: bảo hiểm, dịch vụ,… Thì bây giờ, họ chỉ cần một người giám sát hoạt động của máy. Còn lại, từ quy trình làm việc đến hoạt động làm việc, máy tự động hóa sẽ đảm nhiệm thực thi.

Ưu điểm thứ hai của máy công nghiệp tự động thông minh đó chính là tiết kiệm thời gian. Thay vì việc, một công đoạn nếu sử dụng sức người để làm thì sẽ mất rất lâu mới có thể cho ra sản phẩm hoàn thiện. Thì bây giờ, nhờ có máy công nghệ mà thời gian ấy có thể rút xuống rất ngắn thôi (có thể là 1-2 tháng thay vì 5-6 tháng như trước đây).

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Ưu điểm của công nghệ thông tin trong sản xuất

Cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra

Một lợi thế rất lớn của việc kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa đó chính là cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp. Các xưởng sản xuất hoàn toàn có thể yên tâm về điều này vì máy lập trình chạy trên hệ thống đã được viết sẵn một cách tối ưu nhất, hạn chế những lỗi kỹ thuật phát sinh. Từ đó, có thể sản xuất ra những dòng sản phẩm với chất lượng được đảm bảo tuyệt đối.

Tôi giản quá trình sản xuất

Đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất dành cho các  doanh nghiệp khi kết hợp tự động hóa vào sản xuất. Nếu như trước đây, các công xưởng sản xuất trước khi làm xong sản phẩm phải đi qua rất nhiều công đoạn thì giờ đây, họ không cần phải quá lo nữa. Các loại máy tích hợp hiện đại có thể đảm nhiệm rất nhiều các công đoạn cùng một lúc thông qua hệ thống lập trình. Chính vì thế, các loại máy này có thể đảm nhận một lúc rất nhiều các công đoạn trong quy trình tạo ra sản phẩm.

>>Xem thêm<<

Một số nhược điểm của việc sử dụng máy móc công nghệ

Đi kèm với các lợi ích thì cũng có một số các nhược điểm mà các loại máy móc công nghệ không thể tránh khỏi. Cùng xem qua một số nhược điểm mà các loại máy móc công nghệ có thể gây ra.

Máy có kích thước lớn, cồng kềnh

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nặng thì nhược điểm này sẽ không quá ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ thì việc sử dụng các loại máy móc quá lớn sẽ gây ra những bất tiện không hề nhỏ. Cụ thể như, thu hẹp không gian sản xuất, vướng víu,… Chính vì thế, các doanh nghiệp tư nhân cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sử dụng máy tích hợp thông mình trong công xưởng của mình.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Tự động hóa vẫn không thể tránh khỏi nhược điểm

Chi phí sở hữu máy khá cao

Đây cũng là một điều đáng lo ngại với các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ lẻ. Các loại máy có tích hợp đầy đủ máy móc thông minh đều có giá trên thị trường khá cao. Chính vì thế, việc sử dụng máy đối với một số tư nhân mới thành lập công xưởng có vẻ sẽ khá khó khăn. Chính vì thế, mọi người nên cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán hợp lý để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Trên đây là một số ưu, nhược điểm khi sử dụng máy kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào trong sản xuất. Có thể thấy rằng, suy cho cùng, việc sử dụng các loại máy móc hiện đại vẫn giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp trong công việc sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế, nếu đủ điều kiện, các công xưởng cũng có thể nghĩ tới việc sử dụng các loại máy móc thông minh này.

Kết luận

Trên đây là bài viết về sử dụng máy kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất của các doanh nghiệp. Có thể thấy ngày nay, lợi ích của hệ thống thiết bị số thông minh đã giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều trong sản xuất và kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, các công xưởng sản xuất sẽ có thêm nội dung tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Đầu tư hệ thống tự động hóa đồng bộ giúp doanh nghiệp tối ưu quản trị, đảm bảo an toàn cho người lao động, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững.

Theo đại diện An Phát, tự động hóa ngày một hiệu quả trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp.

  • Các lĩnh vực tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệthiết bị tự động tiêu biểu bao gồm: cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy… Trong nhiều nhà máy hiện nay, các hệ thống sản xuất dây truyền, robot, tự điều khiển đang dần thay thế một phần hoặc hoàn toàn các công việc do con người đảm nhiệm.
  • Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp kết nối, điều khiển các loại máy móc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều. Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máy móc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống.
  • Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất. Thêm vào đó, khi vận hành, các hệ thống tự động hóa đều đã được đồng bộ, thiết lập các thông số cần thiết cho quy trình, chất lượng sản xuất, vì vậy giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đồng đều, hạn chế lỗi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hay rút ngắn thời gian kiểm định.

Với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống phân tích thông minh, việc ứng dụng tự động hóa còn hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng có một cái nhìn trực quan, tổng thể về mọi hoạt động diễn ra, từ đó đưa ra định hướng đúng đắn.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống tự động hóa. Ảnh: An Phát

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất giúp đảm bảo an toàn cho người lao động trong một số công đoạn khó, nguy hiểm, độc hại. Chiến lược này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Tự động hóa hiện đang là một xu thế bao trùm và tác động trực tiếp lên hầu hết các ngành nghề trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tự động hóa có khả năng thay thế, thậm chí thực hiện những công việc mà con người không thể làm được trước đây. Nếu ứng dụng hiệu quả tự động hóa, các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong việc tăng năng suất, giảm chi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm thì tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Cùng với đó, sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ khác với tự động hóa quy trình bằng robot sẽ có khả năng định hình lại môi trường kinh doanh.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Cánh tay Robot – ứng dụng tự động hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ảnh: An Phát

Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Research and MarketsZion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạm mốc 26 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh đứng vững trên thị trường đều đặc biệt đẩy nhanh tốc độ hướng tới quy trình chuyển đổi số, tự động hóa hơn bao giờ hết. Đối với thị trường các doanh nghiệp Việt Nam, tác động của dịch bệnh cũng khiến quá trình chuyển đổi số và ứng dụng triển khai các công nghệ giải pháp tự động hóa trong các ngành nghề sản xuất diễn ra nhanh, mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là tư duy linh hoạt giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động ứng phó với những yếu tố khách quan khó kiểm soát, biến động của thị trường. Tự động hóa cũng là một chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về kinh tế và nguồn lao động.

Xu hướng tự động hóa ngày càng làm thay đổi lớn đến thị trường kinh doanh và lao động trên nhiều góc độ khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của công nghệ và tự động hóa thậm chí có thể tạo nên những luồng dịch chuyển lao động hay những quan niệm về nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp sẽ dần dần thay đổi trong tương lai.

Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản xuất đang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực tế để phân tích, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự động đối với từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa phần các doanh nghiệp mới đang ở mức độ tự động hóa một phần.

Nguồn: Sưu tầm Vnexpress

 

Xem thêm các tin khác:

VAA tổ chức hội thảo “Sản xuất thông minh theo xu hướng Tự động hóa – Tối ưu hoá – Công nghệ thông tin”

Số hóa sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất thông minh của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đang thay thế dần cấu trúc ngành công nghiệp hiện có. Trong bối cảnh đó, Informa Markets Việt Nam kết hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Sản xuất thông minh theo xu hướngTự động hóaTối ưu hoáCông nghệ thông tintrên nền tảng số ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo”.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm MTA Hanoi. Chương trình quy tụ các diễn giả là đại diện Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo & Chuyển đổi số (VIDTI) cùng các cơ quan uy tín hàng đầu trong ngành khác, nhằm tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà sản xuất, cung ứng công nghệ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, thúc đẩy chuyển đổi công nghệ số hóa và tự động hóa tại Việt Nam.

Thời gian: 14:00 – 16:30, ngày 11/10/2023

Địa điểm diễn ra hội thảo: Trung tâm triển lãm I.C.E, Hà Nội.

Mời quý vị xem chi tiết Khung chương trình hội thảo:

Đăng ký tham gia hội thảo tại đây

Xem thêm các tin khác: