Lưu trữ thẻ cho: tự động hóa

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa – Lợi hay hại

 Công nghệ thông tin và tự động hóa đang là một trong những bước tiến cực kỳ triển vọng. Sẽ ra sao nếu chúng ta kết hợp chúng vào sản xuất.

Công nghệ thông tin và tự động hóa đang dần trở thành những yếu tố không thể thay thế trong sản xuất. Các doanh nghiệp ngày nay đều đang có xu hướng chuyển giao từ thủ công sang sử dụng công nghệ hiện đại. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của việc tích hợp công nghệ vào dây chuyền sản xuất.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất là như thế nào

Với việc công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc các doanh nghiệp sản xuất sử dụng lao động thủ công thực sự là một thiếu sót rất lớn. Chính vì thế, kết hợp cả hai thứ là công nghệ thông tin cùng với tự động hóa là một phương án cực kỳ tốt và triển vọng để các công xưởng có thể cải thiện chất lượng kinh doanh của mình.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa là việc các doanh nghiệp sử dụng các hệ thống lập trình để đưa vào các loại máy móc. Từ đó, các công xưởng sản xuất sẽ có thể tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và sức lực cho công việc của mình. Bên cạnh đó, việc làm này còn có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Máy tự động hóa trong sản xuất

Những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng mát tự động hóa thông minh trong sản xuất.

Mặc dù công nghệ thông tin và tự động hóa là bước tiến nhảy vọt quan trọng trong sản xuất. Thế nhưng, bên cạnh đó, nó vẫn có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về một số lợi và hại của kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào công việc sản xuất.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Như đã nói ở trên, kết hợp hệ thống máy móc tự động vào trong sản xuất là việc sử dụng các lập trình kết hợp vào máy móc giúp tăng năng suất làm việc. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian sản xuất sản phẩm. 

Cụ thể, nếu trước đây, khi sử dụng lao động phổ thông, các công xưởng sẽ phải tốn thêm các khoản phí như: bảo hiểm, dịch vụ,… Thì bây giờ, họ chỉ cần một người giám sát hoạt động của máy. Còn lại, từ quy trình làm việc đến hoạt động làm việc, máy tự động hóa sẽ đảm nhiệm thực thi.

Ưu điểm thứ hai của máy công nghiệp tự động thông minh đó chính là tiết kiệm thời gian. Thay vì việc, một công đoạn nếu sử dụng sức người để làm thì sẽ mất rất lâu mới có thể cho ra sản phẩm hoàn thiện. Thì bây giờ, nhờ có máy công nghệ mà thời gian ấy có thể rút xuống rất ngắn thôi (có thể là 1-2 tháng thay vì 5-6 tháng như trước đây).

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Ưu điểm của công nghệ thông tin trong sản xuất

Cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra

Một lợi thế rất lớn của việc kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa đó chính là cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp. Các xưởng sản xuất hoàn toàn có thể yên tâm về điều này vì máy lập trình chạy trên hệ thống đã được viết sẵn một cách tối ưu nhất, hạn chế những lỗi kỹ thuật phát sinh. Từ đó, có thể sản xuất ra những dòng sản phẩm với chất lượng được đảm bảo tuyệt đối.

Tôi giản quá trình sản xuất

Đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất dành cho các  doanh nghiệp khi kết hợp tự động hóa vào sản xuất. Nếu như trước đây, các công xưởng sản xuất trước khi làm xong sản phẩm phải đi qua rất nhiều công đoạn thì giờ đây, họ không cần phải quá lo nữa. Các loại máy tích hợp hiện đại có thể đảm nhiệm rất nhiều các công đoạn cùng một lúc thông qua hệ thống lập trình. Chính vì thế, các loại máy này có thể đảm nhận một lúc rất nhiều các công đoạn trong quy trình tạo ra sản phẩm.

>>Xem thêm<<

Một số nhược điểm của việc sử dụng máy móc công nghệ

Đi kèm với các lợi ích thì cũng có một số các nhược điểm mà các loại máy móc công nghệ không thể tránh khỏi. Cùng xem qua một số nhược điểm mà các loại máy móc công nghệ có thể gây ra.

Máy có kích thước lớn, cồng kềnh

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nặng thì nhược điểm này sẽ không quá ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ thì việc sử dụng các loại máy móc quá lớn sẽ gây ra những bất tiện không hề nhỏ. Cụ thể như, thu hẹp không gian sản xuất, vướng víu,… Chính vì thế, các doanh nghiệp tư nhân cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định sử dụng máy tích hợp thông mình trong công xưởng của mình.

Kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào sản xuất – Lợi hay hại

Tự động hóa vẫn không thể tránh khỏi nhược điểm

Chi phí sở hữu máy khá cao

Đây cũng là một điều đáng lo ngại với các doanh nghiệp tư nhân, nhỏ lẻ. Các loại máy có tích hợp đầy đủ máy móc thông minh đều có giá trên thị trường khá cao. Chính vì thế, việc sử dụng máy đối với một số tư nhân mới thành lập công xưởng có vẻ sẽ khá khó khăn. Chính vì thế, mọi người nên cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán hợp lý để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Trên đây là một số ưu, nhược điểm khi sử dụng máy kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa vào trong sản xuất. Có thể thấy rằng, suy cho cùng, việc sử dụng các loại máy móc hiện đại vẫn giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp trong công việc sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế, nếu đủ điều kiện, các công xưởng cũng có thể nghĩ tới việc sử dụng các loại máy móc thông minh này.

Kết luận

Trên đây là bài viết về sử dụng máy kết hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất của các doanh nghiệp. Có thể thấy ngày nay, lợi ích của hệ thống thiết bị số thông minh đã giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều trong sản xuất và kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, các công xưởng sản xuất sẽ có thêm nội dung tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Máy rửa siêu âm mini – Cấu tạo và chức năng cơ bản

Máy rửa siêu âm mini được sử dụng để tẩy rửa các vật dụng trong gia đình, văn phòng, trong thương mại – công nghiệp. Loại bể rửa này sở hữu mức tần số sóng siêu âm tương đối nhỏ nên máy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Cùng tham khảo những thông tin được Indu chia sẻ ngay sau đây để hiểu hơn về cách hoạt động và tại sao bể rửa siêu âm mini lại được xem là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Máy rửa siêu âm mini là gì?

Máy rửa siêu âm mini là một thiết bị sử dụng sóng siêu âm với mức tần số tương đối nhỏ để vệ sinh bề mặt và mọi ngóc ngách vật dụng cần làm sạch. Những bể rửa siêu âm này thường được dùng để làm sạch nhiều loại vật dụng khác nhau như: trang sức, mắt kính hay các đồ dùng cá nhân khác.

Cấu tạo và tính năng của máy rửa siêu âm mini

Cấu tạo và tính năng của máy rửa siêu âm mini

Bể rửa siêu âm mini  sử dụng bộ đầu dò nhập khẩu cao cấp và các bộ phận linh kiện điện tử của dòng nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Ngoài ra, thiết bị  được thiết kế bởi một kết cấu hợp lý thích hợp sử dụng cho những đồ dùng cá nhân đồng thời đem lại hiệu quả tẩy rửa cao.

Bộ điện nguồn của máy cung cấp dòng điện cho đầu phát làm chúng biến đổi từ trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt động. Từ đó, bề mặt đáy bể sẽ phát ra năng lượng siêu âm  tạo nên hiệu ứng xâm thực để làm sạch bề mặt các vật liệu cần làm sạch.

Đa số các đầu phát siêu âm của máy rửa siêu âm mini sẽ được nhà sản xuất đặt ở dưới đáy bể hoặc được đặt ở hai bên thành bể tạo làn sóng siêu âm vào trong nước. Khi đó trên bề mặt vật thể cần tẩy rửa sẽ phát ra luồng xung kích rất mạnh quét qua toàn bộ bề mặt vật thể giúp linh kiện được tẩy sạch.

Nguyên lý hoạt động của máy rửa siêu âm mini

Máy rửa siêu âm mini hoạt động dựa trên hiệu ứng xâm thực của các năng lượng siêu âm lên bề mặt vật liệu cần làm sạch từ bộ phát sóng siêu âm của bể. Sóng siêu âm này truyền trong môi trường dung dịch lỏng, chúng làm cho chất lỏng bị xé ra và để lại những lỗ hổng chân không nhỏ là hạt khí.

Các hạt khí được sinh ra từ quá trình này chuyển động hỗn loạn hoặc kết hợp lại với nhau để tạo nên các bọt khí lớn hơn giúp cho các hạt bọt khí tiếp xúc với bề mặt vật liệu tốt hơn. Các bọt khí sau khi nổ tạo nên hiện tượng xâm thực bề mặt vật liệu và giúp chúng có thể đẩy các vết bẩn hòa vào trong dung dịch. 

Để làm sạch sản phẩm tốt hơn, người dùng nên sử dụng các chất hoạt động bề mặt để hỗ trợ tẩy rửa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý chỉ sử dụng dung dịch này vừa đủ vì dung dịch khá đậm đặc.

Máy rửa siêu âm mini có những tính năng vượt trội gì?

Máy rửa siêu âm mini thường được các nhãn hàng nổi tiếng sử dụng kĩ thuật giảm tiếng ồn tiên tiến đảm bảo tiếng ồn trong môi trường tẩy rửa là dưới 80 dB. Đặc biệt, trên thân máy còn được hàn kín giúp linh kiện tẩy rửa không bị rơi rớt ra ngoài, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho thân bể. 

Máy rửa siêu âm mini có những tính năng vượt trội gì?

Máy rửa siêu âm mini có những tính năng vượt trội gì?

Không chỉ vậy, việc hàn hai mặt trên phần thân máy giúp thân bể tránh tình trạng tồn đọng cặn bã khi tẩy rửa bể. Ngoài ra, máy còn sử dụng chất liệu thép dày không gỉ nhằm kéo dài tuổi thọ của máy và giảm bớt hiện tượng ăn mòn.

Hơn nữa, bộ đầu dò sử dụng nguyên kiện nhập khẩu, công suất hoạt động ổn định rút ngắn thời gian tẩy rửa. Đồng thời, thiết bị cũng được thiết lập sẵn chức năng cài đặt thời gian giúp bạn có thể chủ động cài đặt và hiệu chỉnh thiết bị.

Cách sử dụng máy rửa siêu âm mini mà bạn không nên bỏ lỡ

Máy rửa siêu âm mini có cách sử dụng vô cùng đơn giản,  tiết kiệm không gian và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

  • Trước tiên, bạn cần đổ nước vào bể chứa siêu âm đến vạch Max rồi thêm chất tẩy rửa chuyên dụng vào bể.
  • Đặt các vật dụng cần làm sách vào  trong giỏ inox chống gỉ của bể rửa siêu âm, đối với các đồ trang sức vàng bạc, đồng hồ bạn tuyệt đối không nên để trực tiếp vào bể.
  • Cuối cùng,cắm điện và ẩn nút chạy tự động, chỉ sau từ 5-10 phút các vật dụng sẽ được làm sạch và máy tự động ngắt.

Trong quá trình sử dụng, máy rửa siêu âm mini co thể dễ dàng loại bỏ các vết bẩn ra khỏi đồ trang sức, tuy nhiên đối với các đồ vật bám bẩn dày, lâu ngày bạn cần dùng khăn lau nhẹ sau khi lấy đồ vật ra khỏi máy. Cuối cùng, tiến hành rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô bề mặt, loại bỏ chất bẩn tái bám trên bề mặt sau khi rửa.

Một số lưu ý khi sử dụng máy rửa siêu âm mini

Máy rửa siêu âm mini cho phép người dùng làm sạch các đồ vật xung quanh một cách hiệu quả bằng công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình làm sạch diễn ra tốt, bạn cần nắm rõ những điều nên và không nên làm dưới đây:

Một số lưu ý khi sử dụng máy rửa siêu âm mini

Một số lưu ý khi sử dụng máy rửa siêu âm mini

  • Ngắt nguồn điện trước khi xả dung môi tẩy rửa,  không thể xâm nhập vào thiết bị trong quá trình đổ dung dịch.
  • Thay dung môi và vệ sinh bể rửa thường xuyên bởi sự xuất hiện của cặn bẩn trong dung môi  là nguyên nhân cản trở quá trình làm sạch của bể.
  • Lựa chọn dung dịch tẩy rửa an toàn không chứa nhiều hóa chất, nồng độ kiềm và axit ở mức độ vừa phải, không sử dụng các loại hóa chất dễ cháy nổ hoặc bắt nhiệt, đặc biệt cồn.
  • Trước khi làm sạch bằng máy rửa siêu âm mini, đồ dùng cần được làm sạch sẽ giúp quá trình làm sạch bằng sóng siêu âm diễn ra nhanh hơn đồng thời nâng cao tuổi đời thiết bị.

Lời kết 

Từ những thông tin bài viết vừa cung cấp hy vọng có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về máy rửa siêu âm mini và cấu tạo của thiết bị. Trong quá trình sử dụng không tự ý tháo dỡ, thay đổi các thiết bị bên trong máy nếu bạn không thực sự am hiểu hãy hờ đến đội ngũ kỹ thuật chuyên môn khi bể rửa bị hỏng, không hoạt động.

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ gồm những gì?

Như đã biết, nhu cầu viên nén gỗ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân hiện nay.  Để sản xuất viên nén chất lượng, cần sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết. Vậy, dây chuyền sản xuất viên nén gỗ gồm những gì cùng Indu  tìm hiểu qua thông tin chia sẻ sau.

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ có những ưu điểm gì?

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ giúp tự động hóa quy trình sản xuất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lao động hơn. Không chỉ vậy, loại dây chuyền này còn giảm thiểu sự mất mát nguyên liệu trong quá trình sản xuất đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và đồng nhất.

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ còn được ứng dụng công nghệ hiện đại

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ còn được ứng dụng công nghệ hiện đại

Ngoài ra, dây chuyền sản xuất này còn được ứng dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến giúp tăng năng suất và giảm tỷ lệ hỏng hóc. Thiết kế đơn giản và dễ dàng vận hành có tính linh hoạt cao để tạo ra sản phẩm với các đặc tính khác nhau.

Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ bao gồm những thiết bị nào?

Để tạo ra được một thành phẩm viên nén gỗ thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày các nguyên liệu đầu vào phải trải qua rất nhiều quá trình. Cùng với đó là sự hỗ trợ của “dàn” máy móc, thiết bị hiện đại trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ, bao gồm:

Máy nghiền 

Viên nén gỗ là loại nhiên liệu tiên tiến được sản xuất từ các vật liệu như: mùn cưa, mạt cưa, vỏ bào… Khi sử dụng dây chuyền sản xuất viên nén gỗ sẽ mang đến giải pháp thân thiện với môi trường để sản xuất năng lượng sinh học thay thế các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.

Máy nghiền mùn cưa được sử dụng để nghiền gỗ thành mùn cưa một cách nhanh chóng

Máy nghiền mùn cưa được sử dụng để nghiền gỗ thành mùn cưa một cách nhanh chóng

Máy nghiền mùn cưa được sử dụng để nghiền gỗ thành mùn cưa một cách nhanh chóng và hiệu quả phục vụ cho việc sản xuất viên nén. Đây là thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ.

Máy nghiền gỗ thành mùn cưa không cần qua giai đoạn băm nhỏ trước khi nghiền như các loại máy nghiền gỗ truyền thống vì thế giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn.  Khi gỗ cây được đưa vào máy, gỗ sẽ được  nghiền bởi các lưỡi nghiền xoay để tạo thành mùn cưa mịn trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

Máy sàng 

Máy sàng mùn cưa cũng là một trong những thiết bị quan trọng trong quy trình sản xuất viên nén gỗ. Thiết bị này đảm nhận nhiệm vụ sàng và phân loại mùn cưa để đạt được độ mịn đều và đẹp nhất.

Máy sàng mùn cưa được sử dụng để loại bỏ các vật liệu không mong muốn đồng thời phân loại mùn cưa thành các loại kích thước khác nhau. Máy thường được trang bị với một loạt các màn sàng có kích thước khác nhau để phân loại mùn cưa theo độ dày và kích thước.

Máy sấy 

Để sản xuất viên nén chất lượng cao, mùn cưa cần phải được sấy khô đúng cách để giảm độ ẩm và tăng độ bền. Trong đó, máy sấy là một thiết bị hiệu quả được sử dụng để sấy khô mùn cưa.

Trong quá trình hoạt động, mùn cưa ướt được đưa vào đầu máy sấy, lúc này hệ thống cấp gió nóng và mang ẩm đảm bảo quá trình sấy khô diễn ra thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy sấy thùng quay còn giảm thiểu tối đa sự tổn thất vật liệu và giảm thời gian sản xuất. Từ đó, đảm bảo sản xuất được lượng lớn viên nén gỗ với chất lượng đồng đều và đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trên  thị trường.

Máy ép 

Máy ép viên là thiết bị vô cùng quan trọng trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ, với khả năng ép nén các loại vật liệu thành dạng viên để dễ dàng vận chuyển và sử dụng.  Thiết kế của máy ép viên có thể được trang bị với các tính năng khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu cần ép và độ cứng của vật liệu đó. 

Máy ép viên là thiết bị vô cùng quan trọng trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ

Máy ép viên là thiết bị vô cùng quan trọng trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ

Sau khi vật liệu được đưa vào khoang ép sẽ bị ép nén bởi lực ép của máy khiến các hạt vật liệu bị ép lại với nhau thành dạng viên. Sau khi trải qua quá trình ép nén, viên nén sẽ được tiếp tục trải qua qua các quy trình khác để đạt được chất lượng như mong muốn.

Máy phun viên nén 

Sau khi trải qua quá trình ép nén, các viên nén gỗ sẽ được phun lên container để vận chuyển đến các nhà máy sử dụng. Nguyên lý hoạt động của các máy  phun viên nén bằng cách tạo ra áp suất không khí lớn để đẩy viên nén lên thùng chứa.

Thiết bị này sử dụng một bơm khí nén để tạo ra lực đẩy cần thiết, trong đó máy bơm được kết nối với hệ thống ống dẫn khí để cung cấp khí nén đến vị trí cần thiết để đẩy viên nén lên container. Các viên nén  được đưa vào máy từ hệ thống vận chuyển, sau đó được đẩy lên container thông qua một vòi phun.

Trên thực tế, máy phun viên nén thường được sử dụng trong các quy trình sản xuất lớn. TỪ đó giúp các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả làm việc đồng thời làm giảm chi phí lao động. 

Thiết bị phụ trợ khác

Như đã biết, viên nén gỗ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: làm chất đốt cho lò sưởi, hệ thống xông hơi, sấy thực phẩm gia súc hay hệ thống thanh trùng tiệt trùng của các nhà máy thực phẩm, đồ uống. Sản phẩm này có lượng tro tàn rất nhỏ nên đang trở thành xu hướng mới và được ưa chuộng trên toàn cầu.

Bên cạnh các thiết bị chính vừa được giới thiệu trên, dây chuyền sản xuất viên nén gỗ còn có  các thiết bị hỗ trợ khác. Có thể kể đến như: hệ thống băng tải cấp nguyên liệu, hệ thống băng tải chuyển nguyên liệu,  máy nén khí, hệ thống lọc bụi, bình chứa,  máy cân đo lượng sản phẩm và máy kiểm tra chất lượng.

Bên cạnh đó, các các thiết bị trong dây chuyền sản xuất viên nén gỗ  cần được bảo trì thường xuyên và vận hành đúng cách để có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm tốt hơn. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường cũng là một yếu tố quan trọng để quá trình sản xuất viên nén gỗ đạt chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Lời kết

Hiện nay, dây chuyền sản xuất viên nén gỗ đang thu hút sự quan tâm của các công ty nhờ vào công suất và khối lượng lớn. Các máy này đảm bảo độ bền và ổn định cao, dễ dàng ép nén các sản phẩm hữu cơ có kích thước khác nhau, từ lớn đến nhỏ. Hy vọng qua những thông tin bài viết vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dây chuyền sản xuất này.

Phát triển robot tại Việt Nam trong xu thế CMCN 4.0

Thế giới đã chứng kiến sự phát triển liên tục và nhanh chóng của khoa học công nghệ góp phần tác động và cải thiện mạnh mẽ cuộc sống của con người. Chúng ta đã trải qua các cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) với những thành tựu to lớn. Các cuộc CMCN này đều ra đời trên cơ sở yêu cầu bức thiết của quá trình sản xuất. Trong đó, robot đóng góp vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Đặc điểm phát triển Robot trong giai đoạn hiện nay
  • Ngày nay, nền công nghiệp thế giới đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới, cuộc CMCN lần thứ 4, với sự gia tăng của robot thông minh, tự động hóa, hệ thống vật lý mạng, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, thực tại tăng cường, công nghệ sản xuất đắp dần.
  • Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ cảm biến, công nghệ tính toán và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, thế hệ robot thông minh thứ 4 đã được hình thành từ năm 2000. Với khả năng cảm nhận được sự thay đổi phức tạp của môi trường làm việc xung quanh cũng như khả năng tính toán, xử lý các thuật toán phức tạp các robot thế hệ này cho phép các ứng dụng đòi hỏi độ phức tạp cao có sự tương tác an toàn với con người. Một số đặc điểm phát triển trong lĩnh vực robot trong giai đoạn này có thể tổng kết như sau:
  • Các nghiên cứu và phát triển cho robot công nghiệp đã sụt giảm đáng kể. Do quá trình phát triển khá dài, các robot công nghiệp đã khá hoàn chỉnh về mặt công nghệ, có độ chính xác, khả năng tải lớn hơn, vận tốc làm việc cao.
  • Tuy có sự xuất hiện của robot công nghiệp thông minh tác hợp, việc phát triển robot công nghiệp trong giai đoạn này đã bị chững lại đáng kể.
  • Các thành tựu của ngành trí thông minh nhân tạo được ứng dụng nhiều trong robot. Trước đây do hạn chế về khả năng tính toán của các máy tính, các thuật toán xử lý trí thông minh nhân tạo cho kết quả rất hạn chế.
  • Tuy nhiên trong giai đoạn này, phát sự phát triển vượt bậc về khả năng tính toán, các thuật toán sử dụng mạng học sâu đã cho ra các kết quả có khả năng ứng dụng cao hơn trước đây rất nhiều.
  • Phần lớn các kết quả này được ứng dụng vào robot với các công nghệ xử lý ảnh, xử lý ngôn ngữ, xử lý hành vi, vv.
  • Cơ sở hạ tầng chung cho robot là hướng phát triển được các nhà sản xuất đặc biệt chú trọng. Thay vì sử dụng các thành phần, thiết bị riêng cho mỗi loại robot, các nhà phát triển có xu hướng tạo ra các nền tảng phần cứng và phần mềm dùng chung mà các thành phần của chúng có thể dùng cho nhiều loại robot khác nhau.
Các công nghệ trong công nghiệp 4.0

Các công nghệ trong công nghiệp 4.0

Tình hình nghiên cứu và phát triển robot tại Việt Nam
  • Việc nghiên cứu và giảng dạy robot đã được chú ý từ khá sớm. Tuy nhiên, các môn giảng dạy về robot chủ yếu tập trung vào robot công nghiệp.
  • Gần đây đã có sự chuyển dịch hướng giảng dạy và nghiên cứu sang robot thông minh, trong đó tập trung vào phát triển phần mềm là chính.
  • Việc nghiên cứu và phát triển về robot của các công ty bên ngoài môi trường học thuật còn rất ít. Nguyên nhân có thể do nhu cầu thị trường cũng như ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
các công nghệ cho bài toán điều khiển robot tự hành thông minh

Minh họa Các công nghệ cho bài toán điều khiển robot tự hành thông minh

Phát triển robot tại Việt Nam trong xu thế của CMCN 4.0
  • Về giảng dạy, cần thay đổi chương trình trong đó cập nhật các công nghệ mới về robot. Cần khai thác hiệu quả các công cụ phần mềm hiện đại phục vụ cho các bài toán tính toán cơ học trong robot. Việc giảng dạy cần phải theo hướng ứng dụng liên hệ mật thiết với nhu cầu bên ngoài công nghiệp.
  • Cần định hướng nghiên cứu về robot theo hướng phát triển phần mềm. Thực tế cho thấy việc phát triển phần cứng cho robot tại Việt Nam như các hệ truyền động chính xác, các hệ dẫn động, điều khiển, hay cảm biến sẽ gặp rất nhiều khó khăn do chưa có nền tảng công nghệ cũng như công nghiệp phụ trợ.
  • Thêm vào đó còn có sự cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài nơi mà họ đã khá hoàn thiện về công nghệ cũng như có ưu thế lớn về thị trường như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Việc phát triển theo hướng phần mềm cho robot ứng dụng các thuật toán thông minh có thể là hướng đi phù hợp cho các nghiên cứu tại Việt Nam.
  • Về ứng dụng, cần phát triển các ứng dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Trong đó nên chú trọng việc ứng dụng robot trong việc cải tiến các dây chuyền sản xuất hiện có, hiện đại hóa từng phần kết hợp với tự động hóa và tích hợp hệ thống. Các robot sử dụng công nghệ cao sẽ không phù hợp với thực tế Việt Nam vì lý do giá thành, nguồn nhân công, thực trạng nền công nghiệp,… Các robot thông minh ứng dụng trong giải trí và giáo dục nên được phát triển vì đây là thị trường khá tiềm năng.
Kết luận
  • Robot là một lĩnh vực quan trọng trong xu thế của CMCN lần thứ tư. Các nghiên cứu và phát triển về robot trong giai đoạn này sẽ theo hướng ứng dụng bên ngoài môi trường công nghiệp. Trong đó, robot sẽ được thông minh hóa ở mức cao.
  • Việc nghiên cứu và phát triển robot ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Với nền tảng và thực trang công nghệ hiện tại, nên phát triển robot theo hướng phần mềm. Phần cứng cho robot nên đi theo hướng chuyển giao công nghệ hoặc hợp tác với đối tác nước ngoài.
  • Việc nghiên cứu và ứng dụng robot tại Việt Nam trong CMCN lần thứ tư mới chỉ ở mức tiềm năng do đó cần có những cơ chế, chính sách, chương trình quốc gia về nghiên cứu, phát triển và giảng dạy về robot.
Tài liệu tham khảo chính

Zamalloa, Irati, et al., “Dissecting robotics-historical overview and future perspectives.” arXiv preprint arXiv:1704.08617 (2017).

Nguyễn Xuân Hạ, Nguyễn Văn Huy và Nguyễn Chấn Hùng, “Kỹ thuật robot trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Hội thảo khoa học Cơ học trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội, 23-24/11/2018.

Nguyễn Xuân Hạ

Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội

Xem thêm các tin công nghệ khác:

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Đầu tư hệ thống tự động hóa đồng bộ giúp doanh nghiệp tối ưu quản trị, đảm bảo an toàn cho người lao động, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững.

Theo đại diện An Phát, tự động hóa ngày một hiệu quả trong bối cảnh nguồn nhân lực lao động đang có xu thế già đi và những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phải kể đến sản xuất công nghiệp.

  • Các lĩnh vực tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệthiết bị tự động tiêu biểu bao gồm: cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy… Trong nhiều nhà máy hiện nay, các hệ thống sản xuất dây truyền, robot, tự điều khiển đang dần thay thế một phần hoặc hoàn toàn các công việc do con người đảm nhiệm.
  • Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp kết nối, điều khiển các loại máy móc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều. Với khả năng hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của các loại máy móc tự động, quy trình sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn so với hoạt động thủ công truyền thống.
  • Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất, nâng cao độ linh hoạt trong sản xuất. Thêm vào đó, khi vận hành, các hệ thống tự động hóa đều đã được đồng bộ, thiết lập các thông số cần thiết cho quy trình, chất lượng sản xuất, vì vậy giúp sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt, đồng đều, hạn chế lỗi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hay rút ngắn thời gian kiểm định.

Với nhiều tính năng ưu việt, hệ thống phân tích thông minh, việc ứng dụng tự động hóa còn hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng có một cái nhìn trực quan, tổng thể về mọi hoạt động diễn ra, từ đó đưa ra định hướng đúng đắn.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Nhiều doanh nghiệp đầu tư hệ thống tự động hóa. Ảnh: An Phát

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất giúp đảm bảo an toàn cho người lao động trong một số công đoạn khó, nguy hiểm, độc hại. Chiến lược này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Tự động hóa hiện đang là một xu thế bao trùm và tác động trực tiếp lên hầu hết các ngành nghề trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ và các giải pháp tự động hóa có khả năng thay thế, thậm chí thực hiện những công việc mà con người không thể làm được trước đây. Nếu ứng dụng hiệu quả tự động hóa, các doanh nghiệp dịch vụ sản xuất có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong việc tăng năng suất, giảm chi phí lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm thì tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Cùng với đó, sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ khác với tự động hóa quy trình bằng robot sẽ có khả năng định hình lại môi trường kinh doanh.

Xu hướng tự động hóa trong nhà máy sản xuất

Cánh tay Robot – ứng dụng tự động hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ảnh: An Phát

Theo báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Research and MarketsZion Market Research, thị trường siêu tự động hóa dự báo chạm mốc 26 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường robot công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 15,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 30,8 tỷ USD vào năm 2027.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh đứng vững trên thị trường đều đặc biệt đẩy nhanh tốc độ hướng tới quy trình chuyển đổi số, tự động hóa hơn bao giờ hết. Đối với thị trường các doanh nghiệp Việt Nam, tác động của dịch bệnh cũng khiến quá trình chuyển đổi số và ứng dụng triển khai các công nghệ giải pháp tự động hóa trong các ngành nghề sản xuất diễn ra nhanh, mạnh hơn.

Có thể thấy rằng, việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh chính là tư duy linh hoạt giúp doanh nghiệp luôn nắm thế chủ động ứng phó với những yếu tố khách quan khó kiểm soát, biến động của thị trường. Tự động hóa cũng là một chiến lược đầu tư dài hạn, bền vững và tạo ra sự thay đổi, đưa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cả về kinh tế và nguồn lao động.

Xu hướng tự động hóa ngày càng làm thay đổi lớn đến thị trường kinh doanh và lao động trên nhiều góc độ khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của công nghệ và tự động hóa thậm chí có thể tạo nên những luồng dịch chuyển lao động hay những quan niệm về nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp sẽ dần dần thay đổi trong tương lai.

Tại Việt Nam, xu thế phát triển và ứng dụng của tự động hóa trong sản xuất đang dần tiến tới một quy trình khoa học với sự tham khảo nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tựu trên thế giới và dưới những điều kiện cụ thể của thực tế để phân tích, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ số và thiết bị tự động đối với từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa phần các doanh nghiệp mới đang ở mức độ tự động hóa một phần.

Nguồn: Sưu tầm Vnexpress

 

Xem thêm các tin khác:

VAA tổ chức hội thảo “Sản xuất thông minh theo xu hướng Tự động hóa – Tối ưu hoá – Công nghệ thông tin”

Số hóa sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất thông minh của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đang thay thế dần cấu trúc ngành công nghiệp hiện có. Trong bối cảnh đó, Informa Markets Việt Nam kết hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Sản xuất thông minh theo xu hướngTự động hóaTối ưu hoáCông nghệ thông tintrên nền tảng số ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo”.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ triển lãm MTA Hanoi. Chương trình quy tụ các diễn giả là đại diện Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo & Chuyển đổi số (VIDTI) cùng các cơ quan uy tín hàng đầu trong ngành khác, nhằm tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà sản xuất, cung ứng công nghệ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, thúc đẩy chuyển đổi công nghệ số hóa và tự động hóa tại Việt Nam.

Thời gian: 14:00 – 16:30, ngày 11/10/2023

Địa điểm diễn ra hội thảo: Trung tâm triển lãm I.C.E, Hà Nội.

Mời quý vị xem chi tiết Khung chương trình hội thảo:

Đăng ký tham gia hội thảo tại đây

Xem thêm các tin khác: