Khóa số là một trong những dòng khóa thường được sử dụng cho tủ locker. Cùng Indu Việt Nam tìm hiểu về dòng khóa này nhé!
Khóa số là gì?
Là loại khóa có trang bị vòng xoay số, mỗi người sử dụng sẽ tự thiết lập dãy số mật mã riêng. Loại khóa này không yêu cầu chìa khóa khi sử dụng vì thế có độ tiện lợi cao hơn khóa truyền thống.
Cấu tạo và cách hoạt động khóa
Khóa có cấu tạo khá đơn giản. Chủ yếu gồm 3 bộ phận chính: còng khóa thường làm từ thép, thân khóa làm từ hợp kim kẽm, và các vòng quay số. Vòng quay là bộ phận quan trọng nhất của khóa. Số lượng vòng quay tùy thuộc vào mỗi dòng khóa, có dòng 3 vòng có dòng 8 vòng.
Khi mới mua về, mọi ổ khóa đều trong trạng thái chưa được kích hoạt. Để kích hoạt sản phẩm, bạn cần đặt mật khẩu mới cho chiếc khóa của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi mật khẩu bất cứ lúc nào
Những lưu ý khi đặt mật mã cho khóa
Không đặt các mật mã quá dễ đoán
Hãy đảm bảo có ít nhất 2 người biết cách mở khóa
Chỉ đặt mật mã dễ nhớ và có thể suy đoán trong trường hợp dễ quên mật mã
Tránh dùng một mật khẩu quá lâu
Dùng tay che khi đang xoay các vòng số
Dùng khóa số cho tủ locker có an toàn không?
Tuy không phải là loại khóa tiên tiến nhất nhưng có một điểm cộng là độ an toàn cao. Để mở được khóa yêu cầu mật mã với ít nhất từ 3 – 8 chữ số, vì vậy xác suất để mò ra mật khẩu đúng là khá thấp.
Một số dòng khóa số hiện đại nhất còn trang bị chuông cảnh báo khi có người cố gắng mở khóa, mò mật mã và cạy khóa. Có dòng còn được bổ sung thêm 2 lớp bảo mật gồm 2 loại mật mã, từ đó, người sử dụng cũng có thể yên tâm khi dùng loại khóa này.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Giá thành thấp, khả năng bảo mật cao
Cách đặt và thay đổi mật khẩu linh hoạt, dễ làm
Áp dụng được trong nhiều trường hợp: khóa tủ cá nhân, cửa nhà, tủ locker…
Nhỏ gọn, có thể mang đi khắp nơi
Không lo mất chìa hay phải mang theo chìa khóa mỗi khi ra ngoài
Nhược điểm
Thời gian mở khóa lâu
Vòng xoay dễ hư khi dính nước và bụi bẩn
Dùng lâu phần vòng số sẽ rất khó xoay, phần còng bị lỏng lẻo
Cần đổi mật khẩu định kỳ
N
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/08/Tu-locker-thong-minh-khoa-so-co-1.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2025-02-10 13:01:122025-02-10 13:02:04Khóa số
CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN SORA – BẢO VINH – INDU NĂM 2024
“CON ĐƯỜNG HY VỌNG”
Kính gửi: CBNV Công ty SORA – BẢO VINH – INDU Tỉnh Yên Bái là một trong những vùng miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là xã Tà Xi Láng là xã nghèo nhất của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Ngày 11/12/2024, đoàn chúng tôi gồm 4 thành viên đã có chuyến tiền trạm tại thôn Tà Đằng, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là thôn có tổng 45 hộ dân với trên 80% là hộ nghèo, 100% là người Mông. Xe ô tô của chúng tôi phải dừng lại bên cạnh 1 cây cầu nhỏ vì đường xá đang sửa chữa sau trận bão Yagi, từ điểm dừng chúng tôi ngồi xe máy mất 10km để vào đến trung tâm xã, và từ trung tâm xã chúng tôi tiếp tục ngồi xe máy 7km đường đất lầy trơn trượt để vào đến thôn Tà Đằng. Mặc dù, hôm đó trời không mưa, nắng ráo nhưng con đường ngoằn ngoèo bao quanh núi đồi vẫn còn dư âm của ngày mưa phùn mấy hôm trước nên rất nhiều đoạn lầy trơn trượt. Đường xá không thuận tiện như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Chính vì vậy, nhằm giúp chút sức lực nhỏ bé để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho bà con, chúng tôi xin kêu gọi tất cả các CBNV Công ty, Đối tác và Bạn bè cùng chung tay góp sức tham gia vào chương trình thiện nguyện xây dựng “CON ĐƯỜNG HY VỌNG”.
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH: Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, và các tiện ích cơ bản. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại thôn Tà Đằng, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Thể hiện trách nhiệm xã hội của CBNV Công ty đối với cộng đồng, đặc biệt là những vùng còn gặp nhiều khó khăn.
ĐỘ DÀI CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG SẼ DỰA VÀO SỰ ĐÓNG GÓP BTC THU ĐƯỢC VÀ SẼ CÔNG BỐ TRÊN GROUP
Chương trình sẽ tài trợ chi phí vật liệu cát, sỏi và xi măng, còn bà con và xã sẽ tự thi công xây dựng. Chi phí vật liệu cao do cộng thêm chi phí vận chuyển khá cao vì đường xá không thuận lợi.
Dự toán đường rộng 2m, dày 15cm, dài 1m = 2 x 0,15 x 1 = 0,3m3.
– Cát + sỏi = 0,3 x 1,5 = 0,45m3 x 750,000đ/m3 = 337,500đ. – Xi măng = 0,3 x 7bao/m3 = 2,1 bao = 210,000đ. Tổng kinh phí vật liệu cho 1m dài (rộng 2m, dày 25cm) là: 337,500đ + 210,000đ = 547,500đ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ THAM KHẢO: Anh Bình Trọng – Bí thư xã Tà Xi Láng, SĐT: 088 966 5858. Ban tổ chức rất mong nhận được sự quan tâm ủng hộ của CBNV Công ty, Đối tác và Bạn bè cùng chung tay góp sức giúp cho đồng bào vùng cao có một con đường đi lại thuận lợi, cải thiện cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/12/thien-nguyen-2024-scaled.webp18102560Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-12-14 14:21:252025-02-10 11:05:13THƯ NGỎ CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN NĂM 2024
Chuyến Du lịch 3 ngày 2 đêm: “Đột Phá Để Thành Công”
Công ty TNHH INDU Việt Nam vừa kết thúc chuyến du lịch hè đầy ý nghĩa tại vịnh Hạ Long xinh đẹp. Chuyến du lịch khép lại với nhiều kỷ niệm đáng nhớ và cảm xúc tuyệt vời. 3 ngày 2 đêm tại vùng đất “thiên đường” của miền Bắc không chỉ là một chuyến nghỉ mát mà còn là dịp để tất cả các thành viên trong công ty hội tụ, gắn kết và chia sẻ yêu thương. Indu sẽ luôn là một đại gia đình, cùng nhau đột phá để vươn tới những thành công trong tương lai.
Trong chuyến nghỉ mát tại Hạ Long, hơn 200 CBCNV Indu cùng người thân đã lần lượt được tham quan nhiều địa điểm du lịch như: vịnh Hạ Long, biển Bãi Cháy, bảo tàng Quảng Ninh, công viên Nước, công viên Rồng,…
Đặc biệt, ngày thứ 2 của chuyến đi đoàn đã tham gia chương trình Teambuilding vào buổi sáng. Rất nhiều trò chơi hấp dẫn gắn kết tinh thần tập thể đã được tổ chức trong không khí vui tươi, sôi động. Ai cũng tham gia với tâm trạng hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết cao
Buổi tối, chương trình Gala dinner đầy ấn tượng. Bữa tiệc không chỉ là dịp để thưởng thức những món ăn ngon đặc sản của Hạ Long mà còn là cơ hội để mọi người thể hiện tài năng qua các tiết mục văn nghệ và tham gia các trò chơi thú vị cùng với những khoảnh khắc tỏa sáng, gắn kết đội nhóm, nhận những món quà ý nghĩa của vòng quay may mắn
Ngày cuối cùng của chuyến hành trình, buổi sáng mọi người tự do hoạt động nghỉ ngơi. Đến trưa, chúng tôi trả phòng và lên xe trở về công ty, kết thúc chuyến du lịch 3 ngày 2 đêm với nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Chuyến du lịch Hạ Long 3 ngày 2 đêm của Công ty TNHH Indu Việt Nam đã khép lại thành công tốt đẹp. Chuyến đi không chỉ giúp mọi người thư giãn, giải tỏa căng thẳng mà còn gắn kết tình cảm, tạo động lực mới cho công việc.
Hy vọng, sau chuyến đi đầy cảm xúc này, các chiến binh Indu sẽ có thêm nguồn năng lượng tích cực để cống hiến nhiều hơn, đoàn kết hơn, cùng nhau gắn kết đột phá để vươn tới những thành công đưa Công ty Indu ngày càng phát triển bền vững trong tương lai.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/07/Anh-dai-dien-scaled.webp17072560Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-07-17 18:20:322024-07-17 18:20:32Indu – Du lịch Hạ Long 2024
Chuyên sản xuất Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt. Ứng dụng trong nhà máy, siêu thị, trường học, khách sạn, khu vui chơi giải trí, phòng tập thể thao, sân golf,…
Tủ để đồ thông minh sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt cho phép người dùng có thể đóng, mở từng ô tủ với khuôn mặt của mình. Không cần chìa khóa cơ hay phải nhớ mật khẩu.
Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt
Tủ nhận diện khuôn mặt của INDU có 2 chế độ hoạt động:
1. Chế độ PUBLIC MODE: Dùng cho công cộng, người dùng tự thao tác và tự chọn ô tủ cần sử dụng một cách đơn giản.
2. Chế độ PRIVATE MODE: Chế độ dùng riêng tư, admin cấp riêng ô tủ cho mỗi cá nhân và chỉ được sử dụng đúng ô tủ đã được cấp.
Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt 1
II. ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA TỦ LOCKER THÔNG MINH NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT
1. An toàn và bảo mật cao
Khuôn mặt của mỗi người là duy nhất và khó sao chép, vì vậy nhận diện khuôn mặt để đóng, mở tủ giúp đảm bảo tính xác thực cao, vượt qua các phương pháp truyền thống như mật khẩu, thẻ từ, khóa cơ…. Ngăn chặn tuyệt đối những hành vi làm giả, cố tình đột nhập trái phép.
2. Tiết kiệm chi phí quản lý, tiết kiệm không gian
Vận hành tự động và chính xác giúp tiết kiệm chi phí quản lý. Loại bỏ những phiền toái như quên mật khẩu, mất thẻ từ, lộ mật khẩu, mất chìa khóa… mà người sử dụng hay gặp phải. Tiết kiệm không gian, đặc biệt đối với các nhà máy làm ca và không cần ô tủ cố định cho từng cá nhân.
3. Nhanh chóng, dễ sử dụng
Người dùng chỉ cần đưa khuôn mặt vào khung hình, ngay sau đó việc xác thực mở ô tủ sẽ diễn ra tự động tức thì.
4. Truy vấn lịch sử đóng mở khóa
Thiết bị có thể lưu trữ lịch sử đóng, mở khóa tủ, điều này giúp người quản lý thuận tiện trong việc truy vấn hoặc kiểm tra chi tiết nhật ký sử dụng.
5. Đảm bảo tính vệ sinh
Khóa thông minh nhận diện khuôn mặt không đòi hỏi tiếp xúc với thiết bị, giảm nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo tính vệ sinh. Đặc biệt trong các thời kỳ dịch bệnh.
6. Thiết kế linh hoạt
Có thể tùy chọn số lượng ô tủ, chất liệu cũng như màu sắc cho mỗi tủ. Đáp ứng linh hoạt nhu cầu của Quý Khách hàng.
7. Tính thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ cao, sang trọng hiện đại, phù hợp xu thế công nghệ 4.0.
8. Dịch vụ hỗ trợ Khách hàng xuất sắc
Khi sử dụng sản phẩm, Quý Khách hàng hoàn toàn yên tâm vì sẽ được tư vấn và dịch vụ hỗ trợ online, offline 24/7 của INDU.
III. ỨNG DỤNG TỦ LOCKER THÔNG MINH NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT
1. Ứng dụng trong nhà máy
Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt ứng dụng trong các nhà máy sản xuất. Tủ thường dùng là tủ để đồ cá nhân, tủ để dụng cụ,….
Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt trong nhà máy
2. Ứng dụng ở môi trường khác
Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Trường học, siêu thị, khách sạn, khu vui chơi giải trí,…
Tủ locker thông minh nhận diện khuôn mặt 3
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/06/Tu-locker-thong-minh-nhan-dien-khuon-mat.webp800900Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-06-08 11:17:462024-08-26 13:57:00TỦ LOCKER THÔNG MINH NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT
Trong quá trình sản xuất, việc xác định và loại bỏ các loại lãng phí là một phần quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu chi phí.
Dưới đây là bảy loại lãng phí phổ biến mà các doanh nghiệp thường gặp phải và cần phải chú ý:
1. Lãng phí Vận chuyển:
Điều này xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển từ một vị trí đến vị trí khác mà không cần thiết. Việc quản lý đúng lượng hàng cũng như lập kế hoạch vận chuyển hiệu quả có thể giảm thiểu lãng phí này.
Lãng phí Vận chuyển
2. Lãng phí Tồn kho:
Khi có quá nhiều hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều tài nguyên để bảo quản và quản lý chúng. Tồn kho dài hạn cũng có thể dẫn đến lỗi hỏng hoặc lỗi hao hụt.
Lãng phí Tồn kho
3. Lãng phí Thao tác thừa:
Điều này xảy ra khi có sự lãng phí trong quá trình sản xuất, bao gồm việc sử dụng quá nhiều vật liệu hoặc thực hiện quá nhiều bước không cần thiết.
Lãng phí Thao tác thừa
4. Lãng phí Chờ đợi:
Khi quá trình sản xuất bị gián đoạn do việc chờ đợi vật liệu, công cụ hoặc thông tin, sẽ dẫn đến lãng phí thời gian và tăng chi phí.
Lãng phí Chờ đợi
5. Lãng phí Sản xuất thừa:
Khi sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn so với nhu cầu thực tế. Điều này không chỉ làm tăng tồn kho mà còn tạo ra lãng phí về thời gian, tiền bạc.
Lãng phí Sản xuất thừa
6. Lãng phí Gia công thừa:
Khi một công việc được thực hiện bởi nhiều nhà cung cấp hoặc phòng ban mà không cần thiết. Điều này có thể dẫn đến sự trùng lặp và không hiệu quả.
Lãng phí Gia công thừa
7. Lãng phí Phát sinh lỗi sai, hỏng:
Khi sản phẩm phát sinh lỗi hoặc hỏng và cần phải được sửa chữa hoặc loại bỏ, sẽ dẫn đến lãng phí về tài nguyên, thời gian.
Lãng phí Phát sinh lỗi
Để giảm thiểu các loại lãng phí này, các doanh nghiệp cần phải liên tục theo dõi, cải thiện các quy trình sản xuất của mình, từ quản lý nguồn nhân lực đến quy trình vận hành, nhằm tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường lợi nhuận.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/07/xuong-lap-rap-tang-3.webp9561276Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-05-14 11:04:302024-05-14 11:04:30LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam luôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và cần có những đổi mới để có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đang được chú trọng và phát triển và vai trò của chúng đối với nền kinh tế.
1. Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
1.1. Công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Ngành công nghiệp ô tô được kỳ vọng phát triển với mức đầu tư không hề nhỏ nhưng tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn ở mức thấp. Do mức độ sản xuất lắp ráp thấp nên không thu hút được nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng.
Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải nhập khẩu ròng các linh kiện, phụ tùng ô tô từ nước ngoài. Điều này dẫn đến chi phí để lắp ráp hoàn thiện xe trong nước cao hơn 10% – 20% và giá bán so với các nước trong khu vực cao hơn 20%.
Sau 30 năm, công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của Việt Nam chỉ sản xuất được 287 chi tiết trong khoảng 20.000 – 30.000 linh kiện để lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Các linh kiện, chi tiết mà các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được thì khá đơn giản như tem đăng kiểm, lốp không săm, chắn bùn, ắc quy, ống xả, điều hòa không khí, bộ ghế, vành xe,…
Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn là VinFast, Thaco và Hyundai Thành Công ngoài đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, các đơn vị này đã chủ động đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô.
Thaco đã xuất khẩu được nhiều linh kiện, phụ tùng ô tô sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Nga, Campuchia.
Trong khi đó tập đoàn Thành Công đã xây dựng tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Quảng Ninh. Khu tổ hợp này tập hợp các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho việc sản xuất lắp ráp ô tô cho tập đoàn Thành Công.
VinFast đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô.
Công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí cung cấp các loại chi tiết, linh kiện kim loại. Trong thời gian qua, ngành cơ khí của Việt Nam đang từng bước làm chủ trong công tác thiết kế, chế tạo kết cấu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành. Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp cơ khí đã đầu tư công nghệ sản xuất được các thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy điện, các chi tiết, linh kiện có kết cấu phức tạp.
Nhu cầu của thị trường công nghiệp phụ trợ rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ, năng lực sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp FDI và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nhiều hơn.
Để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ở Việt Nam, một số giải pháp đang được đưa ra như:
Xây dựng các chiến lược cụ thể, rõ ràng dựa trên cơ sở các thế mạnh của Việt Nam: thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào gắn với sự phát triển của các ngành chế tạo sản xuất máy móc công nghiệp, nông nghiệp; công nghiệp đường sắt, sân bay, bến cảng; công nghiệp vật liệu, luyện kim, cơ khí
Đầu tư đào tạo, phát triển nguồn lực có tay nghề cao, từ kỹ sư thiết kế đến nhân công sản xuất. Cập nhật phần mềm, công nghệ, máy móc hiện đại trong việc thiết kế và sản xuất thành phẩm
Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí cần đổi mới tư duy, chiến lược, giải pháp phát triển phù hợp. Ngoài ra cần chủ động nguồn vốn đầu tư để có được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm ở thị trường quốc tế. Đẩy mạnh liên kết, liên doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm trong ngành cơ khí. Từ đó nâng cao được năng lực điều hành, công nghệ mới trong sản xuất.
1.3. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may là ngành sản xuất nguyên vật liệu (bông, sợi, dệt, nhuộm để sản xuất vải), phụ liệu (sản xuất kim, chỉ, nút, dây kéo, ren,…) phụ kiện (sản xuất móc khóa, kim cài, hạt cườm, kim sa,…) và sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành (máy thêu, máy vắt sổ, máy đục lỗ, máy đóng nút,…).
Hiện nay, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may tại Việt Nam chỉ cung cấp được 30% nhu cầu về xơ, 0,2% nhu cầu về bông, còn lại phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan. Sản lượng sợi 1,4 triệu tấn một năm nhưng trong đó xuất khẩu chiếm tới 70% do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Sản phẩm sợi và sản xuất vải nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ được sử dụng 20-25% cho sản lượng ngành may xuất khẩu.
Doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay đa phần đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng được nhưng giá thành lại cao. Nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành dệt may hiện nay đang được nhập 60% từ Trung Quốc. Chính vì vậy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa các giải pháp dần nội địa hóa nguồn cung nguyên liệu để gia tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp dệt may cần tạo liên kết với các công ty chuyên sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước để hạn chế tình trạng nhập khẩu từ nước ngoài.
2. Vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ trong phát triển nền kinh tế
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Sự phát triển tăng trưởng của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp lắp ráp giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.
Đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có những tác động tích cực như:
Tăng năng suất cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
Các ngành công nghiệp phụ trợ đủ sức cạnh tranh và mở rộng kinh doanh với các MNC và tiếp thu công nghệ của họ , thì sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp nội địa, ngành công nghiệp phụ trợ có thể hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có tác động khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề. Nguồn lao động sẽ phát huy tính đổi mới, sáng tạo trong khi hoạt động lắp ráp là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, tay nghề, kỹ thuật không được nâng cao và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn có những đóng góp quan trọng trong sự ổn định kinh tế, xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Khi các đơn vị sản xuất linh kiện, phụ kiện tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động cho ngành công nghiệp trong nước, đồng nghĩa với việc giảm việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài với chi phí cao. Từ đó sẽ có tác động hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời giảm được tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế và làm giảm tỷ lệ người nghèo.
Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.
ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webp00Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2024-03-19 14:12:002024-03-19 14:12:00Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế
❤️ LỄ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH BẾP ĂN VÀ NHÀ VỆ SINH cho điểm Trường Suối Phồng đã thành công tốt đẹp sau 1 tháng xây dựng.
❤️ SBI (Sora, Bảo Vinh, Indu) VỚI HÀNH TRÌNH LAN TOẢ YÊU THƯƠNG “ƯƠM MẦM TƯƠNG LAI” Xây Dựng Nhà Bếp và Nhà Vệ Sinh Cho Trường Mầm Non Suối Phồng ❤️
Đoàn chúng tôi gồm 4 thành viên SBI (Sora, Bảo Vinh, Indu) và 1 thành viên đại diện bạn bè đối tác. Ưu tiên xe máy để chở đồ, chúng tôi đã đi bộ 4 km đường đèo giữa trời mưa phùn và trơn trượt để đến với các em. Đón đoàn có đầy đủ các cơ quan đoàn thể tại địa phương, người dân, cô giáo và các cháu.
❤️Tại buổi lễ đoàn đã tiến hành bàn giao cho địa phương:
– Công trình bếp ăn và nhà vệ sinh đã hoàn thành
– 2 giường thép sơn 1m5*2m
– 1 chạn bát lớn inox
– 37 phần quà cho các cháu điểm Trường
– 2 phần quà: 500K/suất cho 2 cô giáo
– 2 phần quà 500K/suất cho 2 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
– 12 phần quà 100K/suất cho 12 hộ gia đình xung quanh điểm Trường. Đại diện cho những người bạn có trao phần quà do cô giáo Giang – Hà Nội tài trợ: Loa kéo, nồi to nấu nước tắm, chăn lông, thảm lông, mũ lông, tất và học phẩm, đồ chơi cho điểm trường.
❤️ Ở những nơi đỉnh núi cao, cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là với những đứa trẻ đang cần sự chăm sóc và giáo dục. Chúng ta đã đến đây với sứ mệnh không chỉ đơn giản là xây dựng một bếp ăn và nhà vệ sinh, mà để gieo mầm những hạt giống của sự chân thành và lòng nhân ái.
❤️ Thay mặt BTC, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể CBNV SBI. Cảm ơn sự đóng góp của bạn bè, đối tác, khách hàng. Cảm ơn các tình nguyện viên nhiệt huyết. Tất cả chúng ta đã tạo nên một không gian tuyệt vời để trẻ em vùng cao cảm thấy yêu thương, chăm sóc “ƯƠM MẦM TƯƠNG LAI”.
Hành trình thiện nguyện
❤️ Chương trình thiện nguyện xây dựng công trình bếp ăn và nhà vệ sinh tại Trường Mầm Non Suối Phồng đã kết thúc thành công và để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng chúng tôi.
❤️Hẹn gặp lại vào Chương trình thiện nguyện năm 2024 của SBI
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/01/Backdrop-le-ban-giao-hang-muc-xay-dung-bep-an-va-nha-ve-sinh.webp6521155Phí Luyếnhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpPhí Luyến2024-01-13 19:11:272024-01-13 19:11:28CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2023
Bền vững gia công kết cấu là một trong những tiền đề quan trọng trong công cuộc sản xuất. Cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này thông qua bài viết dưới đây.
Bền Vững Trong Gia Công Kết Cấu – Điểm Nhấn Quan Trọng Cho Sự Phát Triển
Trong thời đại hiện đại, khi sự chú ý đổ vào những thách thức đến từ môi trường, bền vững trở thành một từ khóa quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành gia công kết cấu. Bài viết này sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của việc áp dụng nguyên tắc bền vững trong gia công kết cấu và làm thế nào nó có thể đảm bảo vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của ngành này.
Bền vững gia công kết cấu là gì
Bền vững gia công kết cấu là việc bảo toàn được các chi tiết sản xuất cơ khí. Nói một cách dễ hiểu thì việc bảo đảm này được thực hiện nhằm giữ đầy đủ chất lượng cũng như sự bền bỉ của các hệ thống máy móc công nghiệp. Nhờ vậy mà chúng ta sẽ có thể đạt được rất nhiều lợi ích đối với môi trường và xã hội.
Tìm hiểu về bền vững trong gia công kết cấu
Tìm hiểu về tầm quan trọng của bền vững kết cấu
Đối với bất kỹ ngành nghề nào cũng đều có tầm quan trọng riêng của nó. Và một trong số đó chính là ngành gia công kết cấu. Vậy thì ngành này có thực sự quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hay không. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng đối với đất nước.
Tối Thiểu Hóa Ảnh Hưởng Môi Trường
Nhiều năm trở lại đây, môi trường đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho rất nhiều quốc gia. Và một trong số đó chính là Việt Nam. Giải quyết vấn đề về ô nhiễm hiện tại đang là một trong những vấn đề rất cần được quan tâm và theo dõi.
Với việc xả thải như hiện tại của các ngành công nghiệp, đặc biệt là cơ khí thì việc gây ra các ô nhiễm là điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, đảm bảo được bền vững gia công kết cấu có thể giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu sản phẩm phải chế tác góp phần đẩy lùi các ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Hiệu Quả Năng Lượng
Ngoài tác dụng với môi trường, các doanh nghiệp khi có thể đảm bảo giữ gìn đầy đủ bền vững trong gia công kết cấu thì hoàn toàn có thể bảo vệ hiệu quả nguồn năng lượng. Nhiều doanh nghiệp, khi mới bắt đầu sản xuất và phát triển, họ thường có xu hướng sử dụng rất nhiều tài nguyên năng lượng. Việc làm này có thể gây ra rất nhiều tác động xấu không chỉ cho con người mà còn là mối đe dọa lớn đối với nguồn năng lượng đang có.
Tầm quan trọng của bền vững kết cấu
Ưu Điểm của Bền Vững Trong Gia Công Kết Cấu
Sau khi đã hiểu về tầm quan trọng của việc đảm bảo bền vững gia công kết cấu, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về những lợi ích mà nó có thể mang lại cho ta. Cụ thể đó là những ưu điểm:
Thu Hút Khách Hàng và Đối Tác
Nghe có vẻ khá vô lý nhưng đây hoàn toàn là một trong những điểm công rất lớn đối với ngành công nghiệp cơ khí. Khi khách hàng nhận thấy rằng doanh nghiệp của bạn biết cách bảo toàn bền vững của các kết cấu trong công nghiệp cơ khí, họ sẽ có xu hướng cảm thấy hài lòng. Và chính điều này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp được ưu tiên hơn.
Giảm Chi Phí Dài Hạn
Mặc dù có thể đòi hỏi đầu tư lớn ban đầu, nhưng việc sử dụng vật liệu và quy trình bền vững có thể giúp giảm chi phí vận hành và bảo trì trong thời gian dài, bao gồm cả tiết kiệm năng lượng và giảm lượng chất thải. Nói một cách dễ hiểu, khi áp dụng việc bảo toàn bền vững gia công kết cấu có thể giúp tiết kiệm nguyên liệu và các loại chi phí phát sinh về lâu về dài.
Góp Phần Thúc Đẩy Nhân Sự
Doanh nghiệp gia công kết cấu bền vững thu hút nhân sự chất lượng cao và duy trì môi trường làm việc tích cực và có trách nhiệm. Qua đó, các công xưởng sản xuất có thể tăng cường ổn định và sự phát triển bền vững.
Ưu điểm của gia công kết cấu trong sản xuất
Hướng Dẫn Áp Dụng Bền Vững Trong Gia Công Kết Cấu
Ngoài các ưu điểm của việc bền vững chi tiết gia công, có rất nhiều các hướng dẫn nói về việc làm này. Vậy thì các bạn đã thực sự nắm bắt được tất cả các bước để có thể bảo toàn sự bền vững của các chi tiết cơ khí hay chưa. Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thông qua phần dưới đây
Chọn Lựa Vật Liệu Bền Vững
Nghiên cứu và sử dụng vật liệu có nguồn gốc tái chế và tái sử dụng để giảm tác động lên tài nguyên và môi trường. Đây chính là bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng trong quá trình bảo toàn đầy đủ và bền vững gia công kết cấu.
Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất
Tiếp theo đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chất thải và tăng hiệu suất năng lượng. Đây cũng chính là một trong những bước đà quan trọng trong quá trình bảo toàn sự bền vững của chi tiết cơ khí.
Trên đây là 2 cách cơ bản nhất để có thể bảo toàn sự bền vững trong gia công kết cấu. Có thể thấy rằng mặc dù hai bước này là không hề khó đối với các doanh nghiệp và các công xưởng này hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng.
Kết Luận
Bền vững trong gia công kết cấu không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của ngành. Việc tích hợp nguyên tắc bền vững không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển bền vững. Bằng cách tập trung vào việc sử dụng vật liệu và quy trình bền vững, ngành gia công kết cấu có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện và bền vững của xã hội.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webp00Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-12-27 04:10:212024-01-06 15:33:33Bền Vững trong Gia Công Kết Cấu – Điểm Nhấn Quan Trọng Cho Sự Phát Triển
Gia công kết cấu cơ khí trong sản xuất là một trong những thành phần rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về yếu tố này trong doanh nghiệp.
Định Nghĩa Gia Công Kết Cấu
Gia công kết cấu là quá trình sử dụng máy móc và kỹ thuật để sản xuất các bộ phận kết cấu của sản phẩm. Điều này bao gồm cả gia công kim loại, nhựa, gỗ và các loại vật liệu khác để tạo ra các bộ phận có hình dạng và kết cấu cần thiết. Mỗi một chất liệu khác nhau sẽ tạo ra một dòng sản phẩm gia công khác nhau tùy thuộc vào các nhu cầu của các công xưởng sản xuất.
Gia công kết cấu cơ khí trong quá trình sản xuất đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều ưu điểm và hiệu suất tối ưu. Gia công kết cấu cơ khí không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí.
Gia công kết cấu cơ khí có vai trò rất quan trọng
Ưu Điểm của Gia Công Kết Cấu Cơ khí
Sau khi đã tìm hiểu xong về các khái niệm cũng như làm thế nào để đảm bảo gia công kết cấu thì chúng ta sẽ tìm hiểu những lợi ích mà việc này có thể đem lại cho các doanh nghiệp. Cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu thêm phần sau của bài viết.
Tối Ưu Hóa Quy Trình Sản Xuất
Đây có lẽ là điều không cần phải bàn cãi đối với gia công kết cấu. Việc sử dụng phương pháp này để chế tác ra các sản phẩm phù hợp với các ngành công nghiệp sẽ có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, việc gia công sản phẩm và chi tiết như vậy còn giúp đảm bảo đầy đủ chất lượng của chi tiết máy móc.
Chất Lượng Sản Phẩm Đồng Đều
Một ưu điểm nữa của việc gia công các chi tiết cơ khí đó chính là đảm bảo được đầy đủ chất lượng của sản phẩm đầu ra. Khi làm việc, các loại phôi sắt dùng để chế tác sẽ được đưa vào các máy sản xuất đã được lập trình sẵn và từ đó họ có thể tạo ra các dòng sản phẩm với chất lượng ít sai số.
Tiết Kiệm Chi Phí
Một điểm cộng nữa của việc gia công cơ khí , kết cấu trong công nghiệp đó chính là việc tiết kiệm chi phí. Việc đặt gia công sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí khi phải đi thuê nhân công làm việc, vừa không đạt đúng hiệu quả vừa mất thêm chi phí phát sinh trong quá trình làm việc.
Ưu điểm của gia công chi tiết cơ khí
Đa Dạng Hóa Sản Phẩm
Thị trường công nghiệp cơ khí ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là nhu cầu về đa dạng mặt sản phẩm. Để giải quyết vấn đề đó, nhiều công xưởng đã tìm đến các chủ xưởng gia công vì đây là nơi có thể chế tác được rất nhiều các mặt sản phẩm phù hợp với hầu hết các dòng sản phẩm cơ khí của các doanh nghiệp.
Các Ứng Dụng Cụ Thể của Gia Công Kết Cấu
Sau khi đã biết được ưu điểm của gia công kết cấu thì sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các lĩnh vực áp dụng nó. Cụ thể đó là các ngành sau.
Ngành Ô tô
Ô tô có lẽ là ngành công nghiệp cần nhiều nhất các gia công kết cấu. Một chiếc xe hơi khi sản xuất sẽ phải trải qua rất nhiều các công đoạn và được làm bằng rất nhiều các chi tiết khác nhau. Chính vì thế, việc sử dụng gia công chế tác phụ kiện xe là một trong những ngành được đặc biệt quan tâm.
Ngành Công Nghiệp Điện Tử
Gia công kết cấu cũng chơi một vai trò quan trọng trong sản xuất linh kiện điện tử như bo mạch chủ, vỏ máy tính và các thành phần khác. Đây đều là các linh kiện quan trọng để có thể vận hành đầy đủ của một chiếc máy thông minh.
Hình ảnh các chi tiết linh kiện được gia công
Ngành Y Tế
Trong lĩnh vực y tế, gia công kết cấu được sử dụng để sản xuất các bộ phận của thiết bị y tế và máy móc y tế chính xác. Việc gia công các dòng sản phẩm y tế đòi hỏi phải đạt được chất lượng tốt cũng như độ chính xác cao để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặc thù của ngành.
Thách Thức và Triển Vọng của ngành gia công chi tiết cơ khí
Tuy nhiên, đối với bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có các thách thức và bước tiến tương lai của riêng mình. Vậy thì thử thách và triển vọng của ngành gia công kết cấu là gì.
Thách Thức
Gia công kết cấu đôi khi đối mặt với thách thức về chi phí đầu tư ban đầu và sự phụ thuộc vào công nghệ. Ngoài ra, việc này cũng cần phải có được những nhân viên được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến thức về máy để có thể vận hành và bảo trì máy móc một cách tốt nhất.
Triển Vọng
Sự tiến bộ trong công nghệ và tự động hóa có thể mở ra cơ hội mới, giảm chi phí và tăng cường khả năng sản xuất. Trong tương lai, ngành gia công kết cấu sẽ có thể đạt được rất nhiều thành tựu đáng chú ý.
Kết Luận
Áp dụng gia công kết cấu trong sản xuất không chỉ là xu hướng mà còn là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào công nghệ và quy trình gia công kết cấu không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn tạo ra cơ hội phát triển và cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường ngày càng cạnh tranh của ngày nay.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/12/gia-cong-ket-cau-co-khi-2.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-12-26 16:41:082024-01-06 15:33:38Áp Dụng Gia Công Kết Cấu Cơ Khí: Hiệu Quả và Ưu Điểm
Kết cấu cơ khí là một trong những yếu tố cốt lõi đối với ngành công nghiệp nặng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các kết cấu thường thấy.
Kết cấu cơ khí là một phần rất quan trọng trong ngành công nghiệp cơ khí. Đây được coi là một trong những bước đầu tiên để tạo ra được những thiết bị máy móc hiện đại tân tiến. Và kết cấu cơ khí là như thế nào và bắt nguồn từ đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kết cấu cơ khí ngay sau đây.
Định nghĩa của kết cấu cơ khí trong công nghiệp cơ khí
Trong công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí thì phần quan trọng nhất chính là chi tiết máy móc. Đây được coi là phần cốt lõi giúp máy có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Và kết cấu cơ khí chính là những phần chi tiết của máy móc hoạt động. Các phần chi tiết này được tháo lắp, thiết kế theo những nguyên lý và định luật nhất định.
Một số sản phẩm từ kết cấu cơ khí
Kết cấu cơ khí trong máy móc cần phải đạt đủ quy trình để có thể đưa ra các loại sản phẩm chất lượng nhất có thể. Nếu như các bạn chưa biết về cách tạo ra các chi tiết như vậy thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tiếp về các quy trình tạo ra chi tiết máy công nghiệp đạt chuẩn dành cho doanh nghiệp.
Quy trình thiết kế kết cấu cơ khí
Để có thể tạo ra các dòng kết cấu cơ khí đạt chuẩn, người kỹ sư phải làm việc đảm bảo đầy đủ các quy trình quan trọng. Cụ thể đó là những bước như sau:
Quy trình đầu tiên: Lên thiết kế
Trước khi bước vào giai đoạn sản xuất và chế tác, người kỹ sư sẽ cần phải trải qua giai đoạn đầu tiên là bước lên bản vẽ thiết kế. Đây là phần rất quan trọng trong công việc kiến thiết và lắp đặt các hệ thống máy móc hiện đại. Khi lên bản vẽ, người làm phải rất thận trọng vì các thông số kỹ thuật là điều kiêng kỵ không được phép để sai.
Bản vẽ thiết kế chi tiết máy
Quy trình 2: Chuẩn bị vật liệu
Đây cũng là bước quan trọng không kém đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Vật liệu của mỗi chiếc máy cơ khí được ví như linh hồn của hệ thống, góp phần đảm bảo máy móc được vận hàng một cách trơn tru và hiệu quả nhất có thể. Chính vì thế, bước lựa chọn nguyên vật liệu là bước không thể bỏ qua.
Quy trình 3: Tiến hành tạo kết cấu, chi tiết sản phẩm
Sau khi đã hoàn thành bản vẽ cũng như tìm kiếm được nguồn vật liệu thì bước tiếp theo của chúng ta sẽ là tiến hành tạo ra các cơ cấu cơ khí, hay còn gọi là chi tiết máy. Phần lắp đặt này thường được làm dựa trên nhiều nguyên lý quan trọng là vật lý, cơ học, điện học,…
Khi tiến hành gia công kết cấu, người kỹ sư cần phải thật sự tỷ mỉ và chỉn chu, phỏng theo đầy đủ các thông số của máy và làm theo đầy đủ các bước mà bản vẽ đề ra. Nhờ như vậy, các dòng sản phẩm cơ khí mới có thể đạt được chất lượng tốt nhất.
Quy trình 4: kiểm tra và hoàn thành sản phẩm
Sau khi lắp đặt và hoàn tất các phần còn lại của chi tiết thì bước cuối cùng chúng ta cần phải thực hiện đó chính là kiểm tra sản phẩm. Trước khi giao đến cho các nhà thi công cần có kết cấu cơ khí thì người kỹ sư sẽ cần phải giám sát toàn bộ các sản phẩm của mình để kiểm tra xem đã đạt được đầy đủ chất lượng như đã đề ra ban đầu hay chưa. Làm như vậy, các doanh nghiệp sẽ có thể yên tâm nhận hàng và sử dụng mà không lo các vấn đề khác.
Trên đây là toàn bộ các quy trình làm ra chi tiết máy dành riêng cho các doanh nghiệp chuyên về ngành công nghiệp nặng. Có thể thấy rằng, bộ quy trình này là một thước đo rất quan trọng và không thể thiếu mỗi khi cần phải sản xuất các chi tiết cơ khí.
Ý nghĩa của kết cấu cơ khí đối với ngành công nghiệp nặng trong thời đại 4.0
Đối với thời đại công nghệ mới, việc bắt kịp xu hướng là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, kết cấu cơ khí ra đời như một sự chứng minh cho việc phát triển máy móc toàn diện. Nhờ có các Chi tiết máy cơ khí mà các ngành công nghiệp đã có thể chế tạo ra nhiều loại máy móc hiện đại và các trang thiết bị tân tiến để áp dụng vào trong công việc sản xuất và nhiều lĩnh vực khác.
Công nghiệp nặng đóng góp rất nhiều vào kinh tế chung cả nước
Chúng ta đều phải công nhận rằng công nghiệp chính là một trong những ngành đem lại tổng số GDP đầu người luôn duy trì ở mức tốt nhất. Chính điều này đã giúp cho chi tiết cơ khí trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành công nghiệp nặng nào.
Lời kết
Trên đây là nội dung bài viết về kết cấu cơ khí theo các nghiên cứu của chuyên gia. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Hy vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ có thể trở thành nguồn tài liệu để các bạn có thể tham khảo thêm cho doanh nghiệp của mình.
https://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2023/12/ket-cau-co-khi.webp7501000Quản trị Induhttps://induvietnam.vn/wp-content/uploads/2024/11/3.webpQuản trị Indu2023-12-26 05:27:482024-01-09 13:36:04Kết cấu cơ khí – bước tiến mới của ngành công nghiệp 4.0