Lưu trữ thẻ cho: indu

BĂNG TẢI KẾT HỢP BÀN THAO TÁC

Băng tải kết hợp bàn thao tác

Băng tải kết hợp Bàn thao tác giúp quá trình sản xuất thuận tiện, giảm nhiều chi phí sản xuất.

Băng tải được thiết kế có bàn thao tác 2 bên tiện dụng cho việc thao tác sản phẩm ngay trên băng tải, bàn thao tác được thiết kế phù hợp để cho người lao động thao tác tiện lợi nhất. Ưu điểm của bàn thao tác là mặt trơn nhẵn, độ rộng vừa phải dễ dàng cho công nhân làm việc.

Băng tải BT201

Băng tải kết hợp bàn thao tác

Băng tải kết hợp với bàn thao tác phù hợp với các ứng dụng lắp ráp và đóng gói.

Cấu tạo Băng tải kết hợp Bàn thao tác

Kích thước 1.000-12.000(mm). Chiều rộng mặt băng tải: 300-800(mm).

Bộ phận chính:
  • Vật liệu khung: Nhôm đinh hình, Inox 304 và thép sơn tĩnh điện giúp chống dẫn điện tốt cấu tạo băng tải đôi .
  • Dây băng tải: Thường sử dụng PVC, PU màu Xanh/ Trắng/ Đen chống tĩnh điện.
  • Mặt bàn thao tác: Gỗ MDF, Thép, Inox phủ cao su chống tĩnh điện.
  • Số lượng line: Tùy theo yêu cầu thiết kế số lượng line từ 1 đến 2 belt, mặt bàn từ 1 đến 4 mặt bàn.
  • Động cơ: Động cơ sử dụng động cơ giảm tốc công suất 0.1-2.2 Kw Điện áp 220V– 1 pha hoặc 3 pha.
  • Tủ điều khiển: Tủ phân phối / Điều khiển tốc độ vô cấp có thể trang bị thêm biến tần, sensor, timer, cảm biến, PLC.v.v.

 

BĂNG TẢI KẾT HỢP BÀN THAO TÁC

Băng tải kết hợp Bàn thao tác chống tĩnh điện

Bộ phận khác:
  • Liên kết: Lắp ghép dưới dạng modul dễ di chuyển, lắp đặt.
  • Điện chiếu sáng: Tuyp Led dài 1.2m, có phản quang.
  • Máng điện, ổ cắm: Bố trí dọc Line, lắp các ổ cắm chuẩn công nghiệp.
  • Đường khí nén: Chạy dọc Line, có đầu phân phối khí (Option).
  • Đường khí hàn: Chạy dọc Line có các miệng hút khói hàn.
  • Bảng chỉ dẫn: Được treo tại mỗi khoang trên thanh chạy dọc Line.

Xem Thêm:

Tổng quan về bàn thao tác công nghiệp

Băng tải Con lăn

Ứng dụng Băng tải trong sản xuất, biện phải hiểu quả cho doanh nghiệp

Ứng dụng của Băng tải kết hợp Bàn thao tác

Băng tải kết hợp Bàn thao tác, kiểm tra linh kiện điện tử được thiết kế theo tiêu chuẩn phòng sạch phục vụ cho những ngành yêu cầu độ chính xác cao, tỉ mỉ và tinh tế được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhẹ, dùng trong các dây chuyền lắp ráp hoặc kiểm tra các loại linh kiện điện tử.
Băng tải giúp vận chuyển nhanh chóng rút ngắn thời gian vận chuyển, tiết kiệm nguồn nhân lực do đó tiết kiệm các loại chi phí giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.

  • Dây chuyền băng tải lắp ráp bản mạch , lắp ráp điện thoại trong nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử.
  • Dây chuyển đóng gói bánh, kẹo, đồ hộp trong các nhà máy bánh kẹo, thực phẩm.
  • Dây chuyền chế biến thịt gà, cá, tôm trong các nhà máy sàn xuất đóng gói đồ đông lạnh.
  • Dây chuyền gia công sản phẩm giầy da, quần áo trong các nhà máy may.
BĂNG TẢI KẾT HỢP BÀN THAO TÁC

Băng tải kết hợp Bàn thao tác 1

Tùy vào nhu cầu lắp đặt, sử dụng của Khách hàng mà chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế các dòng sản phẩm phù hợp nhất. Băng tải INDU luôn cam kết mang đến cho Khách hàng các dòng sản phẩm băng tải kết hợp bàn thao tác chất lượng với giá thành cạnh tranh.

———————————————————————-///———————————————————————-

Quý Khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như: Băng tải, Bàn thao tác, Giá kệ, Tủ, Con lăn, Xe đẩy, Kim loại tấm, Mica, Jig-đồ gá vui lòng liên hệ để đặt hàng và được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam – Vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam luôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế và cần có những đổi mới để có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đang được chú trọng và phát triển và vai trò của chúng đối với nền kinh tế.

1. Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam 

1.1. Công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

Ngành công nghiệp ô tô được kỳ vọng phát triển với mức đầu tư không hề nhỏ nhưng tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn ở mức thấp. Do mức độ sản xuất lắp ráp thấp nên không thu hút được nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng.

Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải nhập khẩu ròng các linh kiện, phụ tùng ô tô từ nước ngoài. Điều này dẫn đến chi phí để lắp ráp hoàn thiện xe trong nước cao hơn 10% – 20% và giá bán so với các nước trong khu vực cao hơn 20%.

Sau 30 năm, công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của Việt Nam chỉ sản xuất được 287 chi tiết trong khoảng 20.000 – 30.000 linh kiện để lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Các linh kiện, chi tiết mà các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được thì khá đơn giản như tem đăng kiểm, lốp không săm, chắn bùn, ắc quy, ống xả, điều hòa không khí, bộ ghế, vành xe,…

Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn là VinFast, Thaco và Hyundai Thành Công ngoài đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, các đơn vị này đã chủ động đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô.

Thaco đã xuất khẩu được nhiều linh kiện, phụ tùng ô tô sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Nga, Campuchia.

Trong khi đó tập đoàn Thành Công đã xây dựng tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Quảng Ninh. Khu tổ hợp này tập hợp các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho việc sản xuất lắp ráp ô tô cho tập đoàn Thành Công.

VinFast đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện để lắp ráp ô tô.

 

Xem thêm:

Áp Dụng Gia Công Kết Cấu Cơ Khí: Hiệu Quả và Ưu Điểm
Bền Vững trong Gia Công Kết Cấu – Điểm Nhấn Quan Trọng Cho Sự Phát Triển

1.2. Công nghiệp phụ trợ ngành Cơ khí

Công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí cung cấp các loại chi tiết, linh kiện kim loại. Trong thời gian qua, ngành cơ khí của Việt Nam đang từng bước làm chủ trong công tác thiết kế, chế tạo kết cấu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành. Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp cơ khí đã đầu tư công nghệ sản xuất được các thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy điện, các chi tiết, linh kiện có kết cấu phức tạp.

Nhu cầu của thị trường công nghiệp phụ trợ rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ, năng lực sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ các doanh nghiệp FDI và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nhiều hơn.

Để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí ở Việt Nam, một số giải pháp đang được đưa ra như:

  • Xây dựng các chiến lược cụ thể, rõ ràng dựa trên cơ sở các thế mạnh của Việt Nam: thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào gắn với sự phát triển của các ngành chế tạo sản xuất máy móc công nghiệp, nông nghiệp; công nghiệp đường sắt, sân bay, bến cảng; công nghiệp vật liệu, luyện kim, cơ khí
  • Đầu tư đào tạo, phát triển nguồn lực có tay nghề cao, từ kỹ sư thiết kế đến nhân công sản xuất. Cập nhật phần mềm, công nghệ, máy móc hiện đại trong việc thiết kế và sản xuất thành phẩm
  • Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí cần đổi mới tư duy, chiến lược, giải pháp phát triển phù hợp. Ngoài ra cần chủ động nguồn vốn đầu tư để có được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm ở thị trường quốc tế. Đẩy mạnh liên kết, liên doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm trong ngành cơ khí. Từ đó nâng cao được năng lực điều hành, công nghệ mới trong sản xuất.

1.3. Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may

Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may là ngành sản xuất nguyên vật liệu (bông, sợi, dệt, nhuộm để sản xuất vải), phụ liệu (sản xuất kim, chỉ, nút, dây kéo, ren,…) phụ kiện (sản xuất móc khóa, kim cài, hạt cườm, kim sa,…) và sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành (máy thêu, máy vắt sổ, máy đục lỗ, máy đóng nút,…).

Hiện nay, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may tại Việt Nam chỉ cung cấp được 30% nhu cầu về xơ, 0,2% nhu cầu về bông, còn lại phải nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan. Sản lượng sợi 1,4 triệu tấn một năm nhưng trong đó xuất khẩu chiếm tới 70% do chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Sản phẩm sợi và sản xuất vải nội địa chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên chỉ được sử dụng 20-25% cho sản lượng ngành may xuất khẩu.

Doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay đa phần đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng được nhưng giá thành lại cao. Nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành dệt may hiện nay đang được nhập 60% từ Trung Quốc. Chính vì vậy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa các giải pháp dần nội địa hóa nguồn cung nguyên liệu để gia tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp dệt may cần tạo liên kết với các công ty chuyên sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước để hạn chế tình trạng nhập khẩu từ nước ngoài.

 

2. Vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ trong phát triển nền kinh tế

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Sự phát triển tăng trưởng của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp lắp ráp giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.

Đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có những tác động tích cực như:

  • Tăng năng suất cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
  • Các ngành công nghiệp phụ trợ đủ sức cạnh tranh và mở rộng kinh doanh với các MNC và tiếp thu công nghệ của họ , thì sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
  • Ngoài cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp nội địa, ngành công nghiệp phụ trợ có thể hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam sẽ có tác động khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề. Nguồn lao động sẽ phát huy tính đổi mới, sáng tạo trong khi hoạt động lắp ráp là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, tay nghề, kỹ thuật không được nâng cao và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
  • Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn có những đóng góp quan trọng trong sự ổn định kinh tế, xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Khi các đơn vị sản xuất linh kiện, phụ kiện tạo nguồn cung nguyên liệu chủ động cho ngành công nghiệp trong nước, đồng nghĩa với việc giảm việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài với chi phí cao. Từ đó sẽ có tác động hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời giảm được tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế và làm giảm tỷ lệ người nghèo.

Các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.

ở Việt Nam là công cụ hữu hiệu để liên kết các ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngoài ra công nghiệp phụ trợ còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tiếp thu những đổi mới trong khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng cho nền sản xuất. Để có được chỗ đứng trong các ngành công nghiệp, Việt Nam cần tập trung nguồn lực, chi phí đầu tư cho các ngành công nghiệp.

XE ĐẨY HÀNG – INDU

1. Xe đẩy hàng – INDU

Xe đẩy hàng là gì?
  • Xe đẩy hàng là một công cụ hỗ trợ con người trong việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, khó vận chuyển bằng sức người.
  • Nhờ vậy mà công việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng, an toàn và tiết kiệm. Hiện nay, hầu hết các kho sản xuất, nhà hàng, siêu thị, các công ty đã chuyển sang sử dụng xe đẩy hàng và mang lại hiệu quả rất cao.
Xe đẩy hàng công nghiệp là gì?
  • Xe đẩy hàng công nghiệp là sản phẩm hỗ trợ đắc lực trong việc di chuyển hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này đến vị trí khác, giúp tiết kiệm thời gian và sức lao động của con người.
Xe đẩy hàng XD3

Xe đẩy hàng XD3

2. Cấu tạo xe đẩy hàng – INDU

  • Khung xe: Xe được sản xuất có phần khung làm bằng nhôm thanh định hình, inox, thép, thép bọc nhựa,… Tùy theo tải trọng của xe đẩy và yêu cầu của khách hàng để sử dụng khung phù hợp.
  • Mặt xe: Thường sử dụng gỗ công nghiệp MDF dán thảm cao su chống tĩnh điện hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu người dùng. Tùy vào mặt hàng và yêu cầu của khách hàng mà mặt xe sử dụng lưới inox, thép sơn tĩnh điện, PVC, PP,…
  • Bánh xe: dùng bánh cao su, bánh PU/PA, bánh giảm sốc, bánh chịu nhiệt, bánh Nylon, bánh gang, bánh sắt,…
Xe đẩy hàng XD25

Xe đẩy hàng XD25

3. Đặc điểm xe đẩy hàng – INDU

  • Sử dụng linh hoạt, thiết kế hiện đại.
  • Mẫu mã đa dạng, thẩm mỹ cao.
  • Dễ dàng, thuận lợi cho người sử dụng
  • Xe đẩy hàng chỉ cần thao tác với một người và có thể di chuyển một số lượng lớn hàng hóa một cách đơn giản và thuận tiện.
  • Tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao sản xuất.

>>Xem Thêm:

Băng tải con lăn

Tủ – INDU

4. Các loại xe đẩy hàng – INDU

Xe đẩy hàng khung nhôm định hình:
  • Xe được sản xuất có phần khung làm bằng nhôm thanh định hình. Nhôm thường dùng là 4040, 3030 hoặc nhôm khác tùy theo tải trọng của xe đẩy. Xe đẩy chở hàng nhẹ có thể dùng nhôm 3030. Xe chở hàng nặng nên dùng nhôm 4040, 5050, 4080,….
  • Mặt xe đẩy khung nhôm dùng gỗ công nghiệp MDF dán thảm cao su chống tĩnh điện hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu người dùng. Gỗ MDF có độ dày 12mm, 17mm, 25mm,…
  • Bánh xe: dùng bánh cao su, bánh PU, bánh nhựa đường kính khoảng D75mm, D100mm, D150mm, D200mm,…
Xe đẩy hàng XD14

Xe đẩy hàng XD14

Xe đẩy hàng inox:
  •  Xe đẩy hàng inox có phần khung làm bằng hộp inox, sử dụng máy hàn Tig liên kết các đoạn hộp lại với nhau tạo thành khung xe. Yêu cầu của các mối hàn phải đẹp, chắc chắn. Sau khi hàn xong, chỉ việc đánh bóng mối hàn cho inox phẳng và sáng bóng. Xe đẩy hàng inox đại đa số sử dụng hộp inox, ống inox. Tải trọng xe nhẹ thì dùng ống, hộp mỏng 0.8 – 1.0mm. Tải trọng xe lớn dùng ống, hộp độ dày cao hơn, từ 1.2mm – 1.5mm.
Xe đẩy hàng XD21

Xe đẩy hàng XD21

  • Mặt xe đẩy hàng inox cũng được làm từ gỗ MDF, có thể làm bằng inox tấm chấn gấp mép tạo mặt bàn cho đồng bộ với xe. Nhưng hầu như các khách hàng sử dụng gỗ MDF cho tiết kiệm chi phí. Xe đẩy trong phòng sạch, trong bệnh viện, trong sản xuất thực phẩm sẽ dùng toàn bộ khung và mặt bàn bằng inox.
Xe đẩy hàng ống thép bọc nhựa:
  • Xe đẩy hàng ống thép bọc nhựa liên kết với khớp nối HJ có tải trọng nhẹ nhất trong tất cả các loại xe đẩy hàng kể trên. Vì là sản phẩm lắp ghép nên thích hợp với việc vận chuyển sản phẩm trong sản xuất linh kiện điện tử nhỏ. Xe có khung làm bằng ống thép bọc nhựa phi 27, mặt bàn gỗ MDF dán thảm cao su chống tĩnh điện, chân có 4 bánh xe di chuyển.
Xe đẩy hàng XD15

Xe đẩy hàng XD15

 

 

Xe đẩy hàng nhiều tầng:
  • Xe đẩy hàng nhiều tầng thường phổ biến ở các bệnh viện, trung tâm ý tế, phù hợp để nhiều vật nhỏ, phân chia khu vực và phù hợp để quản lý khi di chuyển và sử dụng. Tùy vào mục đích và nhu sử dụng, quý khách hàng có thể lựa chọn các loại xe đẩy 2 tầng, 3 tầng,…
Xe đẩy hàng XD11

Xe đẩy hàng XD11

Xe đẩy hàng có lưới:
  • Xe đẩy hàng có lưới là dòng xe đẩy có khung lưới hoặc lớp lưới được gắn trên mặt sàn xe để giữ vững hàng hóa không bị rơi trong quá trình vận chuyển. Khung lưới này thường được làm từ các vật liệu như thép, nhôm, hoặc nhựa cứng.
  • Xe đẩy hàng có lưới thường được sử dụng trong các tình huống cần phải vận chuyển hàng hóa có kích thước lớn, hình dáng không đều.
Xe đẩy hàng XD10

Xe đẩy hàng XD10

Xe đẩy Trolley:
  • Xe đẩy hàng Trolley là loại kệ để hàng với bánh xe có thể di chuyển linh hoạt và chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
  • Xe đẩy hàng với kích thước nhỏ gọn cùng độ chắc chắn từ thép SS400 được sơn tĩnh điện cao cấp qua quy trình tiêu chuẩn của INDU Việt Nam luôn đảm bảo những công năng cho khách hàng. Xe đẩy hàng Trolley nhỏ gọn và tiện dụng cho nhiều không gian nhỏ hẹp.
Xe đẩy hàng XD6

Xe đẩy hàng XD6

Xe nâng mặt bàn:
  • Xe nâng mặt bàn là lọai xe nâng được thiết kế dựa trên hệ thống nâng thủy lực kích chân và xả tay có mặt bàn, di chuyển sử dụng bánh xe nhựa PU có phanh tăng tính ổn định và an toàn cao.
  • Xe nâng mặt bàn được ứng dụng rộng rãi trong việc bốc xếp hàng hóa, và trong dây chuyền sản xuất công nghiệp.
Xe đẩy hàng XD16

Xe đẩy hàng XD16

Ngoài những loại xe đẩy trên, INDU còn tạo ra nhiều loại xe đẩy khác như: xe đẩy tay, xe đẩy hàng nhiều tầng, xe đẩy dụng cụ, xe đẩy lưới lò xo, xe đẩy thang, xe đẩy lắp ghép, xe đẩy dạng thùng chứa,… để đáp ứng được nhu cầu, mặt hàng của khách hàng.

5. Ứng dụng xe đẩy hàng – INDU

Xe đẩy công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và sản xuất hàng hóa, có những công dụng tuyệt vời như sau:

  • Ứng dụng trong công nghiệp: Sử dụng tại các khu công nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng để vận chuyển hàng hóa đặc biệt là hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh. Việc sử dụng xe đẩy công nghiệp sẽ giúp việc vận chuyển trở nên nhẹ nhàng, thuận tiện hơn và còn giúp người dùng tận dụng được thời gian và nguồn lực vào những hoạt động sản xuất khác, từ đó nâng cao năng suất làm việc.
  • Ứng dụng trong đời sống hàng ngày: Một số loại xe đẩy công nghiệp cũng được sử dụng làm xe đẩy hàng siêu thị với chức năng vận chuyển, lưu trữ và sắp xếp hàng hóa. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình, giúp đựng đồ tiện lợi, hỗ trợ mua sắm thoải mái.
Xe đẩy hàng XD27

Xe đẩy hàng XD27

———————————————————————-///———————————————————————-

Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như: Băng tải, Bàn thao tác, Giá kệ, Tủ, Con lăn, Xe đẩy, Kim loại tấm, Mica, Jig-đồ gá vui lòng liên hệ để đặt hàng và được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.

 

CON LĂN CÔNG NGHIỆP

1. Con lăn

Con lăn là gì?

Con lăn là một vật dụng dùng để nâng đỡ hay là vận chuyển hàng hóa.
Ứng dụng phổ biến trong việc lắp ráp dàn con lăn, băng tải con lăn. Để giúp di chuyển lượng lớn hàng hóa một cách dễ dàng trong khi sản xuất từ nhiều khoảng cách khác nhau.
Để khẳng định chất lượng của mình chúng tôi áp dụng chế độ bảo hành đổi mới hoàn toàn trong thời gian bảo hành.

Các loại con lăn thường sử dụng là gì?

CON LĂN CÔNG NGHIỆP

Một số loại con lăn – INDU

Các loại con lăn thường sử dụng là:

  • Con lăn inox.
  • Con lăn mạ kẽm.
  • Con lăn bọc cao su.
  • Con lăn thép…

>>Xem Thêm:

Băng tải con lăn

Tủ – INDU

2. Đặc điểm Con lăn

  • Băng tải con lăn dễ dàng di chuyển và thay đổi vị trí đến ở nhiều địa hình khác nhau mà không tốn nhiều nhiêu liệu hay sức người.
  • Có thể di chuyển hàng hóa theo chiều ngang từ một khoảng cách dài rất hiệu quả.
  • Có thể tùy chỉnh tốc độ băng tải trong quá trình hoạt động.
  • Thiết bị có kết cấu đơn giản, chi phí phải chăng so với các loại băng tải khác nên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng chi phí đáng kể.
  • Hệ số ma sát thấp, cấu tạo bền vững chịu được lực tốt, có tuổi thọ cao và quá trình hoạt động trơn tru, ổn định.
  • Con lăn được chế tạo với độ chính xác cao. Đảm bảo hoạt động với tiếng ồn và độ rung thấp.
CON LĂN CÔNG NGHIỆP

Con lăn công nghiệp 1 – INDU

3. Cấu tạo Con lăn

  • Hiện nay các loại con lăn trên thị trường rất đa dạng về kiểu dáng, vật liệu chế tạo, ứng dụng và mục đích sử dụng…
  • Vật liệu chính trong cấu tạo con lăn còn phụ thuộc vào vật liệu tải, nhu cầu sử dụng của người mua hàng như: thép sơn, mạ kẽm, nhôm, inox, nhựa, cao su…
  • Tải trọng của mỗi con lăn được nhà thiết kế tính toán còn phụ thuộc vào tải trọng của toàn hệ thống, qua đó quyết định loại vật liệu chế tạo, chiều dày ống con lăn, sử dụng loại ống đúc hay ống hàn, và các thông số trục con lăn, sử dụng loại vòng bi thích hợp.
  • Các loại con lăn này thường có độ bền cao, cấu tạo đơn giản bao gồm ổ bi, vỏ con lăn, trục con lăn và một số linh kiện đi kèm. Con lăn được lắp vào trục với một ổ bi, và vòng ngoài ổ bi được gắn chặt với con lăn, vòng trong của ổ bi được gắn với trục.
  • Các con lăn chủ yếu là làm việc ở bề mặt ngoài, nên bề mặt ngoài của nó được gia công có độ nhám nhất định để không làm ảnh hưởng đến quá trình con lăn làm việc.

4. Băng tải con lăn

Băng tải con lăn là một hệ thống bao gồm các con lăn được kết nối với nhau một cách vững chắc để giúp nâng đỡ, vận chuyển sản phẩm trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại.

Hệ thống băng tải con lăn có khả năng thích ứng đa dạng có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, chủ yếu là hậu cần và sản xuất. Hệ thống băng tải có thể vận chuyển được các sản phẩm từ nhẹ, trung bình cho đến lớn. Một số ngành nghề ứng dụng phổ biến như:
  • Ngành sản xuất và lắp ráp xe ô tô, xe máy, xe đạp.
  • Ngành sản xuất thực phẩm, y dược phẩm
  • Ngành sản xuất và lắp ráp linh kiện, các thiết bị điện tử.
  • Ngành vận chuyển, đóng gói bao bì sản phẩm.
  • Vận chuyển hàng hóa trong sân bay, nhà máy sản xuất & khu công nghiệp
  • Ứng dụng hoàn hảo các loại hàng hóa có phần đáy phẳng và cứng như: Thùng carton, sản phẩm có dạng hình hộp,…
CON LĂN CÔNG NGHIỆP

Con lăn công nghiệp – INDU

Hệ thống này có thể sử dụng được cho các loại sản phẩm có trọng lượng từ nhẹ đến rất nặng. Đồng thời, được thiết kế hệ thống phớt ngăn kép, không cho bụi bậm và nước có cơ hội lọt vào trong một thời gian dài. Đặc biệt chống bụi và chống nước đảm bảo tuổi thọ lâu dài của con lăn.

———————————————————————-///———————————————————————-

Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như: Băng tải, Bàn thao tác, Giá kệ, Tủ, Con lăn, Xe đẩy, Kim loại tấm, Mica, Jig-đồ gá vui lòng liên hệ để đặt hàng và được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.

Tuyển nhân viên Kinh doanh 2024

Số lượng cần tuyển: 10 người
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh:
  • Chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh bằng việc khai thác mảng sản xuất
  • Làm việc và cập nhật hàng tuần cho Giám Đốc Kinh Doanh trong phân khúc được giao về các chào giá mà được giao từ Giám Đốc Kinh Doanh, và theo dõi sát các chào giá này
  • Duy trì quan hệ với các khách hàng hiện có và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho các dư án mới
  • Làm việc với các phòng ban công ty để tối ưu phương án cho khách hàng và chào giá tương ứng
  • Tham dự buổi phỏng vấn thầu, đàm phám hợp đồng để tăng cơ hôi kinh doanh và đàm phán để tối ưu hóa các điều khoản và điều kiện hợp đồng
  • Theo sát việc xem xét hợp đồng và tuân thủ các chính sách của công ty.
  • Chuẩn bị các dữ liệu liên quan lợi nhuận, tổn thất và các báo cáo theo yêu cầu
  • Cập nhật thông tin liên quan đến đối thủ và thị trường
Yêu cầu công việc:
  • Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, cơ khí, chế tạo máy
  • 3 -5 năm bán hàng trực tiếp (kinh nghiệm trong lĩnh vực máy móc liên quan đến ngành công nghiệp là một lợi thế)
  • Tiếng anh giao tiếp
Quyền lợi được hưởng khi làm việc tại INDU:
  • Mức lương: Lương cứng cạnh tranh ( Thỏa thuận ) + hoa hồng doanh thu
  • Trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ
  • Thời gian làm việc: linh hoạt
  • Nghỉ phép hưởng nguyên lương (hưởng 12 ngày phép năm theo quy định)
  • Chế độ nghỉ mát, team building phòng, khám sức khỏe định kỳ, sinh nhật, hiếu hỷ
  • Thưởng tháng lương 13 + đột xuất theo năng lực
  • Thưởng thâm niên theo chính sách giữ người, theo hiệu quả kinh doanh Công ty
  • Thời gian làm việc: Làm 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 7
  • Ngày nghỉ: nghỉ các chủ nhật + 1 thứ 7 trong tháng
  • Đóng BHXH ngay sau khi hết thử việc
Cách thức ứng tuyển:

 

Xem thêm các vị trí tuyển dụng khác:

BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH

1. BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH – INDU

Bàn thao tác là gì?
  • Bàn thao tác là bàn lắp ráp được sản xuất nhằm phục vụ cho công tác lắp ráp  các phụ kiện, linh kiện, các chi tiết máy có kích thước nhỏ và yêu cầu sự tỉ mẩn.
  • Bàn thao táclà thiết bị vô cùng cơ bản, thiết yếu để hỗ trợ sản xuất trong nền công nghiệp hiện đại. Bàn được cải tiến và được làm từ rất nhiều vật dụng khác nhau như: nhựa, sắt, nhôm, thép bọc nhựa…
BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH

Bàn thao tác nhôm định hình – INDU

Nhôm định hình là gì?
  • Nhôm định hình là những thanh nhôm đã qua xử lý kim loại (đùn, ép) nhằm phát huy được tối đa đặc tính hóa lý áp dụng vào thực tiễn đời sống và xây dựng.
  • Nhôm định hình là một trong những chất liệu được lựa chọn để sản xuất bàn thao tác công nghiệp cho công nhân vì có đặc tính mềm dẻo, dễ chế tác hơn rất nhiều các loại kim loại khác như sắt, đồng…
Bàn thao tác nhôm định hình là gì?
  • Bàn thao tác nhôm định hình là loại bàn thao tác được ưa chuộng trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất lắp ráp điện tử, máy tính.
  • Bàn thao tác nhôm định hình có khả năng chống mòn cực tốt nhờ lớp oxit trên bề mặt. Có thể chịu đựng được các tác động ở bên ngoài, độ bền cao.
  • Bàn thao tác nhôm định hình được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước, thêm bớt các chi tiết để phù hợp với nhiều ngành sản xuất khác nhau.

>>Xem Thêm:

Bàn thao tác chống tĩnh điện

2. CẤU TẠO BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH – INDU

BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH

Bàn thao tác nhôm định hình

Bàn thao tác nhôm định hình có nhiều thiết kế khác nhau để phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên các bộ phận chính của chúng bao gồm:

  • Khung bàn bằng nhôm định hình: Nhôm định hình công nghiệp, thường hay sử dụng làm bàn thao tác. Nhôm được sử dụng là nhôm định hình 30×30 và nhôm định hình 40×40,…. Các thanh nhôm được liên kết với nhau bằng ke vuông và bulong liên kết chuyên dùng.
  • Mặt bàn: Mặt bàn được thiết kế với đa dàn kích thước, kiểu dáng. Chất liệu thường là gỗ, có dán thảm cao su ESD chống tĩnh điện để đảm bảo an toàn.
  • Chân tăng chỉnh: Dùng để điều chỉnh chiều cao của bàn ở nhiều mức phù hợp, tiện dụng.

Bàn được thiết kế kèm theo hệ thống đèn, ổ cắm, bánh xe, công tắc và một số phụ kiện cần thiết tùy vào lĩnh vực sản xuất cụ thể của doanh nghiệp đặt hàng.

3. ĐẶC ĐIỂM BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH – INDU

 

BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH

Bàn thao tác nhôm định hình – Indu 1

  • Bàn thao tác vững chắc, có khả năng chống han gỉ, độ thẩm mỹ cao.
  • Nhôm có độ dẫn điện tốt so với nhiều loại vật liệu khác như thép, inox, do đó khả năng chống tĩnh điện cũng rất cao.
  • Mặt bàn thao tác thường được sử dụng bằng gỗ có dán thảm cao su ESD chống tĩnh điện giúp bảo vệ sản phẩm không bị xước, biến dạng.

4. ỨNG DỤNG BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH – INDU

  • Bàn thao tác nhôm định hình được sử dụng phổ biến do kết cấu dạng lắp ghép, trọng lượng nhẹ và được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước, thêm bớt các chi tiết để phù hợp với nhiều ngành sản xuất khác nhau.
  • Một trong những ngành công nghiệp sử dụng bàn thao tác nhôm định hình có thể kể đến như: ngành dệt may, da giày, bao bì, sản xuất thực phẩm, công nghiệp đóng gói, in ấn, điện tử…
BÀN THAO TÁC NHÔM ĐỊNH HÌNH

Bàn thao tác nhôm định hình – Indu 2

——————————————————///——————————————————
Hãy liên hệ với chúng tôi: Công ty TNHH INDU Việt Nam – Nhà máy tại số 3, lô 5, KCN Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Để trở thành quý đối tác của INDU – “HỢP TÁC ĐỂ THÀNH CÔNG”.
 INDU Việt Nam – Công ty hàng đầu về Gia công cơ khí: Giá kệ, Xe đẩy, Bàn thao tác, Tủ, Băng tải, Con lăn,… setup cho nhà máy mới, và cho DN FDI.
INDU Việt Nam – Uy tín tạo thương hiệu

Liên hệ:

Hotline: 086 770 8586
Email: support@induvietnam.vn
Web: induvietnam.vn
——————————————————///——————————————————

Tuyển nhân viên Phụ Cơ Khí 2024

  • Số lượng tuyển dụng: 10 người
  • Mô tả công việc:
    • Mài ba via sau khi cắt Lazer, hàn, chấn
    • Đánh bóng sản phẩm trước khi giao
Yêu cầu công việc
  • Giới tính: Nam
  • Tuổi: từ 18 – 30
  • Không yêu cầu kinh nghiệm
  • Chịu khó, chăm chỉ, nhanh nhẹn, đủ sức khỏe
Quyền lợi được hưởng
  • Lương: thỏa thuận 6 – 8 triệu
  • Phụ cấp: phụ cấp ăn ca, ăn nhẹ, Phụ cấp môi trường, phụ cấp nhà ở, phụ cấp nắng nóng, thưởng chuyên cần
  • Thời gian làm việc: Làm 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 7
  • Ngày nghỉ: nghỉ các chủ nhật + 1 thứ 7 trong tháng
  • Làm tăng ca thêm giờ lương nhân theo hệ số
  • Nghỉ ngày lễ theo quy định của nhà nước hưởng nguyên lương
  • Hưởng 12 ngày phép năm theo quy định
  • Thưởng tháng lương 13 + đột xuất theo năng lực
  • Đóng BHXH ngay sau khi hết thử việc, nghỉ mát hàng năm
Cách thức ứng tuyển:

Ms. Lam (HR) 0932.255.388 (zalo)
Ms. Huong (HR) 0978.339.514 (zalo)
Hoặc nộp hồ sơ tại VP Công ty Số 3, Lô 5 Khu Công nghiệp Lai xá – Hoài Đức – Hà Nội

Xem thêm các vị trí tuyển dụng khác:

KỆ ĐỂ HÀNG PCB

1. KỆ ĐỂ HÀNG PCB – INDU

Kệ để hàng PCB là gì?

Kệ để hàng PCB là loại kệ được thiết kể nhằm mục đích lưu trữ mạch in(PCBs) trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp điện tử. Các kệ để hàng này thường được sử dụng trong môi trường sản xuất điện tử để phục vụ cho việc lưu trữ và quản lý PCBs trong quá trình sản xuất hàng loạt.

 

KỆ ĐỂ HÀNG PCB

Kệ để hàng PCB – INDU

 

Kệ để hàng PCB có thể được thiết kế để phù hợp với các kích thước và loại PCBs cụ thể, đảm bảo rằng chúng được an toàn trong suốt quá trình sản xuất. Các loại kệ để hàng này thường được thiết kế để tiết kiệm không gian và dễ dàng cho công nhân sản xuất. Các kệ để hàng có thể có các ngăn và cơ cấu điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhà máy sản xuất.

>Xem thêm:<

Giá kệ để hàng – INDU

Dây truyền sản xuất và những yếu tố cơ bản trong vận hàng nhà máy

2. ĐẶC ĐIỂM KỆ ĐỂ HÀNG PCB – INDU

Đặc điểm của kệ để hàng có thể bao gồm:

  • Khả năng chịu lực: Kệ được thiết kế để chịu được trọng lượng của hàng hóa được đặt lên một cách an toàn và ổn định.
  • Tiết kiệm không gian: Kệ được thiết kế để sử dụng không gian một cách hiệu quả, giúp tối ưu hóa diện tích lưu trữ trong kho hoặc nhà xưởng.
  • An toàn: Kệ thường được thiết kế với tính an toàn cao để đảm bảo rằng hàng hóa được lưu trữ và di chuyển một cách an toàn nhất có thể.
  • Dễ quản lý và sắp xếp: Thiết kế của kệ thường giúp dễ dàng quản lý và sắp xếp hàng hóa, làm cho việc tìm kiếm và truy cập chúng trở nên thuận tiện hơn.
  • Đa dạng về kích thước và chất liệu: Kệ có thể được sản xuất từ nhiều loại chất liệu như thép, nhôm, nhựa, gỗ hoặc composite, và có thể có nhiều kích thước và mẫu mã khác nhau để phù hợp với nhu cầu lưu trữ cụ thể.

3. ƯU ĐIỂM KỆ ĐỂ HÀNG PCB – INDU

Hàng giá kệ G39

Hàng giá kệ G39

Ưu điểm:
  • Tổ chức hiệu quả: Kệ để hàng PCB giúp tổ chức và sắp xếp PCBs một cách hiệu quả, tìm kiếm và phân loại dễ dàng hơn trong quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm không gian: Các kệ được thiết kế để tận dụng không gian một cách tốt nhất, giúp tối ưu hóa diện tích nhà xưởng hoặc khu vực sản xuất.
  • Bảo vệ PCBs: Kệ được thiết kế để giữ PCBs ổn định và an toàn, giảm nguy cơ hỏng hóc hoặc hư hỏng trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.
  • Dễ dàng thao tác: Thiết kế của kệ dễ dàng thao tác PCBs, giúp nhân viên sản xuất có thể tiện lấy và sắp xếp chúng.
Nhược điểm:
  • Cần bảo trì: Kệ để hàng cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất. Nếu không được bảo trì đúng cách, chúng có thể gây ra sự cố hoặc hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
  • Giới hạn sức chứa: Mặc dù kệ để hàng PCB có thể được thiết kế để chứa nhiều PCBs, nhưng có một giới hạn về sức chứa của mỗi kệ. Điều này có thể tạo ra hạn chế đối với sản xuất hàng loạt lớn.

4. CẤU TẠO KỆ ĐỂ HÀNG PCB – INDU

Cấu tạo cơ bản của kệ để hàng PCB:
  • Khung: Được sử dụng khung Nhôm định hình. Đây là bộ khung cấu trúc chịu lực của kệ.
  • Tấm mặt: Bề mặt hoặc ngăn được sắp xếp để đặt PCB.
  • Các cơ cấu điều chỉnh: Cho phép điều chỉnh chiều cao, khoảng cách hoặc góc nghiêng của kệ.
  • Phụ kiện bổ sung: Bao gồm giá đỡ, hộp chứa linh kiện và các tính năng tiện ích khác.
KỆ ĐỂ HÀNG PCB

Kệ để hàng PCB – Lắp ráp

 

Cấu trúc này giúp việc đảm bảo an toàn PCBs một cách hiệu quả trong quá trình sản xuất.

——————————————————————————————————————————————————-

Quý khách hàng có nhu cầu về dây chuyền tự động phục vụ sản xuất như băng tải, bàn thao tác, hàng giá kệ, tủ, con lăn, xe đẩy, kim loại tấm, mica, jig-đồ gá vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn, thiết kế, bảo trì các thiết bị phụ trợ trong nhà máy.

Tuyển nhân viên Lắp ráp 2024

Số lượng tuyển dụng : 10 người
Mô tả công việc
  • Lắp ráp các sản phẩm cơ khí, kết cấu theo bản vẽ thiết kế
  • Vệ sinh đóng gói sản phẩm
  • Đi công tác khi có yêu cầu
Yêu cầu công việc
  • Giới tính: Nam
  • Tuổi: từ 18 – 30
  • Không yêu cầu kinh nghiệm
  • Chịu khó, chăm chỉ, nhanh nhẹn, đủ sức khỏe
Quyền lợi được hưởng
  • Lương: thỏa thuận 6 – 8 triệu
  • Phụ cấp: phụ cấp ăn ca, ăn nhẹ, Phụ cấp môi trường, phụ cấp nhà ở, phụ cấp nắng nóng, thưởng chuyên cần
  • Thời gian làm việc: Làm 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 7
  • Ngày nghỉ: nghỉ các chủ nhật + 1 thứ 7 trong tháng
  • Làm tăng ca thêm giờ lương nhân theo hệ số
  • Nghỉ ngày lễ theo quy định của nhà nước hưởng nguyên lương
  • Hưởng 12 ngày phép năm theo quy định
  • Thưởng tháng lương 13 + đột xuất theo năng lực
  • Đóng BHXH ngay sau khi hết thử việc, nghỉ mát hàng năm
Cách thức ứng tuyển:
  • Ms. Lam (HR) 0932.255.388 (zalo)
  • Ms. Huong (HR) 0978.339.514 (zalo)
  • Hoặc nộp hồ sơ tại VP Công ty Số 3, Lô 5 Khu Công nghiệp Lai xá – Hoài Đức – Hà Nội

Tuyển Kỹ sư thiết kế 2024

Số lượng tuyển dụng: 03 người
Mô tả công việc:
  • Khảo sát, lên phương án, tư vấn, thiết kế sản phẩm cho khách hàng khi có yêu cầu.
  • Lên ý tưởng, thiết kế, lên bản vẽ các sản phẩm phụ trợ: băng tải, xe đẩy,bàn thao tác, tủ, jig,…
  • Thiết kế chi tiết, bóc tách bản vẽ chế tạo, lên list danh sách thiết bị, mặt hàng cần đặt mua.
  • Phối hợp với các bộ phận để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ và chất lượng sản phẩm.
  • Dự toán, báo giá các dự án được giao.
  • Thao các công vc được cấp trên giao.
Yêu cầu công việc:
  • Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành cơ khí, kỹ thuật.
  • Sử dụng phần mềm thiết kế 3D Solidworks, 2D Autocad.
  • Sử dụng tin học thành thạo.
  • Có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm thiết kế các sản phẩm cơ khí kết cấu: bàn, ghế, giá, kệ tủ, băng tải,…
Quyền lợi được hưởng:
  • Lương thỏa thuận theo năng lực.
  • Thưởng năng suất ( hàng tháng ).
  • Được đóng BHXH, BHYT, BHTN theo luật định.
  • Được làm việc trong một môi trường thân thiện, ổn định.
  • Chế độ nghỉ lễ, tết theo quy định, chế độ nghỉ dưỡng và các hoạt động giải trí định kỳ tại Công ty.
  • Thời gian làm việc: Làm 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Ngày nghỉ: nghỉ các chủ nhật + 1 thứ 7 trong tháng.
  • Hưởng 12 ngày phép năm theo quy định.
Cách thức ứng tuyển:

 

Xem thêm các vị trí tuyển dụng khác: